3 cách xét nghiệm người bệnh tiểu đường cần biết
2519 lượt xemXét nghiệm Glucose huyết tương lúc đói
Xét nghiệm này được sử dụng để đo mức đường huyết sau khi nhịn ăn ít nhất 8 giờ. Thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện xét nghiệm là khi bạn nhịn ăn vì khi đó, lượng đường trong máu sẽ giảm vì thiếu nguồn năng lượng cung cấp vào cơ thể. Nếu khi đó lượng đường của bạn vẫn còn cao, điều đó chứng tỏ sự điều hòa glucose máu trong cơ thể không được hiệu quả nữa.
Phạm vi bình thường của đường huyết lúc đói là dưới 100mg/dl. Nếu mức glucose lúc đói của bạn được xác định là 126mg/dl hoặc cao hơn thì bạn đã bị bệnh đái tháo đường. Nếu mức đường huyết của bạn nằm trong khoảng từ 100 đến 125mg/dl, bác sĩ có thể đề nghị bạn kiểm tra lại vào ngày hôm sau để đưa ra kết luận. Xét nghiệm này thường được thực hiện ít nhất 2 lần liên tiếp để chẩn đoán chính xác hơn.
Thử nghiệm dung nạp glucose đường uống
Giống như xét nghiệm glucose huyết tương lúc đói, xét nghiệm này cũng cần được thực hiện sau khi nhịn ăn 8 giờ. Tiếp theo đó, bạn phải uống một ly nước pha với 75g glucose và đường huyết sẽ được kiểm tra thêm lần nữa sau đó 2 giờ.
Phạm vi đường huyết bình thường là dưới 140mg/dl. Nếu đường huyết lúc này đạt từ 140 đến 199mg/dl, bạn sẽ được chẩn đoán là bị tiền đái tháo đường, còn khi chỉ số đường huyết trên 200mg/dl nghĩa là bạn đã bị đái tháo đường.
Xét nghiệm HbA1c
Xét nghiệm này được sử dụng đặc biệt để chẩn đoán bệnh đái tháo đường loại 2. Nó cũng được sử dụng để kiểm tra tổng thể lượng đường trong máu và kiểm tra xem liệu phương pháp điều trị giảm đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường có hiệu quả hay không. Xét nghiệm này được thực hiện để đo lượng glucose gắn vào hemoglobin của tế bào hồng cầu lưu thông trong cơ thể. Vì tuổi thọ trung bình của hồng cầu là 100 đến 120 ngày, nên lượng đường máu được phát hiện trong xét nghiệm này sẽ phản ánh mức đường huyết trung bình của một người trong khoảng thời gian 3 tháng.
Phạm vi bình thường: Mức HbA1c dưới 5,7%. Nếu HbA1c nằm trong khoảng 5,7 đến 6,4%, bạn sẽ được chẩn đoán là bị tiền đái tháo đường. Còn khi chỉ số HbA1c trên 6,4%, người đó sẽ được chẩn đoán là bị bệnh đái tháo đường.
- Chuẩn đoán tiểu đường thế nào? ở đâu chính xác nhất?
- Rối loạn dung nạp đường (GLUCOSE) là bệnh gì? có nguy hiểm không?
- 6 biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh tiểu đường
- Đừng chủ quan, đường huyết thấp cũng nguy hiểm như tăng đường huyết vậy!
- Chia sẻ kiến thức: các nhóm thuốc tiểu đường thường dùng nhất
- Chế độ ăn uống dành cho người bệnh tiểu đường
- Dấu hiệu các triệu chứng của bệnh tiểu đường
- Bệnh thận đái tháo đường, biến chứng nguy hiểm không ngờ
- Phác đồ điều trị đái tháo đường, dùng thuốc thôi là không đủ ?
- Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Lượng đường trong máu tăng cao có phải tiểu đường không?
- Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?
Gửi câu hỏi
Tags

Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2: Nên ăn và kiêng ăn gì?

Phác đồ điều trị tiểu đường bộ y tế tiêu chuẩn cho người bệnh

Làm thế nào để đường huyết bình thường, an toàn không nguy hiểm ?

Phác đồ điều trị đái tháo đường type 2 có cần insulin không?

Phòng ngừa hiệu quả biến chứng bệnh tiểu đường với BoniDiabet
