3 nguyên nhân gây đái tháo đường nhiều người đang mắc phải
3367 lượt xemSố lượng người mắc tiểu đường ngày nay đang tăng lên 1 cách chóng mặt. Bạn có biết nguyên nhân gây đái tháo đường là gì không ? Nếu không biết thì nguy cơ cao là bạn sẽ không thể phòng tránh được căn bệnh mạn tính này.
Hiểu rõ nguyên nhân và hạn chế tối đa chúng là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Bệnh đái tháo đường gồm 3 thể chính là type 1, type 2 và thai kỳ. Mỗi loại sẽ có những nguyên nhân khác nhau. Cùng tìm hiểu nhé !
Nguyên nhân gây đái tháo đường type 1
Theo bảng phân loại bệnh lý thì đái tháo đường type 1 có thể được xếp vào loại bệnh tự miễn. Vì cơ chế hình thành bệnh là do hệ miễn dịch cơ thể phá hủy các tế bào beta của tuyến tụy. Cụ thể hơn thì các tế bào lympho T hiểu nhầm rằng các tế bào tụy là yếu tố lạ nên tấn công để loại bỏ ra khỏi cơ thể.
Mà các tế bào tuyến tụy lại là cơ quan sản xuất hormon insulin của cơ thể nên sẽ dẫn tới việc thiếu insulin trầm trọng. Thiếu insulin thì nồng độ đường trong máu sẽ không được điều hòa ổn định dẫn tới tăng cao gây ra nhiều mối nguy hiểm.
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây đái tháo đường type 1 là do tập hợp của hàng loạt các yếu tố nguy cơ như: người đã từng mắc các bệnh ở tuyến tụy, nhiễm một số loại virus tấn công tuyến tụy, tiểu sử trong gia đình có người thân từng bị bệnh…
Tiểu đường loại này cần phải điều trị kịp thời vì tốc độ tiến triển bệnh là rất nhanh, nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm là rất lớn.
Nguyên nhân gây đái tháo đường type 2
Type 2 là thể đái tháo đường phổ biến nhất với số lượng người mắc phải chiếm đến hơn 80%. Đây là có thể coi là căn bệnh của lối sống vì nguyên nhân gây ra liên quan rất lớn đến lối sống, thói quen sinh hoạt.
Đầu tiên phải kể đến là chế độ ăn uống. Những người có thể trạng béo phì, thừa cân, ăn uống dư thừa chất dinh dưỡng đặc biệt là chất đường, tinh bột sẽ có nguy cơ rất lớn mắc bệnh tiểu đường type 2. Vì việc ăn nhiều chất đường sẽ dẫn tới nồng độ đường huyết tăng cao thường xuyên dễ dẫn đến nguy cơ thiếu insulin tương đối hoặc kháng insulin.
Cùng với đó là những thói quen sinh hoạt không điều độ như: hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu , lười vận động thể chất, thức khuya, ngủ ít, ngủ không đủ giấc, thường xuyên bị căng thẳng áp lực, stress kéo dài… có thể là nguyên nhân gây đái tháo đường type 2.
Giống như type 1 thì type 2 cũng có phần chịu ảnh hưởng từ yếu tố di truyền. Hệ gen quy định sự chuyển hóa đường hay những rối loạn dung nạp đường trong cơ thể sẽ hình thành tình trạng bệnh lý tăng đường huyết mạn tính.
Một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2 của bạn là:
+ Việc lạm dụng một số thuốc tây y trong 1 thời gian dài như: thuốc glucocorticoid, thiazide, thuốc chẹn beta, thuốc chống loạn thần không điển hình (atypical antipsychotics) và thuốc hạ mỡ máu.
+ Một số trường hợp có tiểu sử từng bị các bệnh sau: hội chứng Cushing, cường giáp, u tủy tuyến thượng thận và một số bệnh ung thư như u tụy glucagon hay tiểu đường thai kỳ.
Nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ
Đái tháo đường thai kỳ còn được biết đến với tên gọi là tiểu đường type 3. Đây là một trường hợp tiểu đường đặc biệt vì không phải là tình trạng mạn tính mà chỉ xảy ra trong thời kỳ phụ nữ mang thai và sẽ tự khỏi sau khi sinh đẻ một thời gian.
Nhưng cũng cần phải lưu ý là những phụ nữ từng mắc thể bệnh này sẽ có nguy cơ lớn mắc tiểu đường type 2 về sau.
Nguyên nhân gây đái tháo đường có thể từ 3 yếu tố sau đây góp phần tạo nên:
+ Sự thay đổi nồng độ nội tiết tố, hormon nữ trong cơ thể của các bà bầu có thể ảnh hưởng đến chức năng của hormon insulin và gây rối loạn chuyển hóa đường glucose.
+ Lối sống sinh hoạt trong thời kỳ này của chị em cũng thay đổi rất lớn với các thói quen như ăn uống nhiều hơn, ăn nhiều bữa khác nhau trong ngày, nằm nhiều, ngồi nhiều, ít vận động hơn…
+ Cùng với đó là tâm lý nhạy cảm dễ bị trầm cảm, lo lắng, căng thẳng suy nghĩ nhiều mà ảnh hưởng đến quá trình dung nạp glucose trong cơ thể.
- Điều trị đái tháo đường thai kỳ vừa khó mà lại vừa dễ
- 7 yếu tố nguy cơ đái tháo đường bạn cần biết đề phòng bệnh
- Bất ngờ với tầm quan trọng của việc khám bàn chân tiểu đường
- Kiến thức y học: cơ chế đái tháo đường theo từng type bệnh
- Hiệp hội đái tháo đường việt nam, lịch sử hình thành và hoạt động
- Đái tháo đường thai kỳ là gì? 6 điều bạn cần phải biết
- Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
- Các loại tiểu đường, xác định đúng loại thì chữa mới hiệu quả
- Hội chứng tăng glucose máu, cẩn thận biến chứng nguy hiểm
- Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và triệu chứng
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Lượng đường trong máu tăng cao có phải tiểu đường không?
- Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?
Gửi câu hỏi
Tags
.jpg)
Cách chữa tê bì chân tay ở bệnh nhân tiểu đường

Dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Giải pháp thắc mắc: Người bệnh tiểu đường có uống được mật ong không

Đồ ăn chế biến sẵn không tốt cho bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và triệu chứng
