Ăn gì phòng bệnh tiểu đường ? 6 loại thực phẩm nên bổ sung đều đặn
2618 lượt xem
Bệnh tiểu đường là căn bệnh mạn tính rối loạn chuyển hóa có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm mà hiện nay chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Do đó hãy tốt nhất là bạn hãy tìm cách phòng tránh, ngăn ngừa trước khi nó xảy ra.
Chế độ ăn uống khoa học chính là cách hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nhưng phải ăn gì để phòng bệnh tiểu đường ?
Trong thực tế có rất nhiều loại thực phẩm tốt có thể giúp chúng ta hạn chế được tỷ lệ lớn mắc căn bệnh này. Tuy nhiên ở bài viết dưới đây chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu về 6 loại thực phẩm mang lại hiệu quả cao nhất. Đó là:
Rau xanh
Rau xanh có hàm lượng chất xơ rất cao nên ăn nhiều trong thực đơn hằng ngày để phòng bệnh tiểu đường. Loại thực phẩm này sẽ hạn chế và lạm chậm quá trình hấp thu đường vào trong máu từ hệ tiêu hóa nên sẽ giúp cơ thể kiểm soát đường huyết tốt.
Rau xanh trong tự nhiên có rất nhiều loại, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm và mua về ở chợ: từ bông cải xanh, các loại rau cải, rau ngót, rau bina đến bắp cải, bí xanh…
Hơn nữa rau xanh còn giúp bổ sung cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất quan trọng nữa.
Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên chất chứa hàm lượng chất xơ cao và nhiều chất dinh dưỡng hơn so với các loại ngũ cốc tinh chế. Một chế độ ăn nhiều chất xơ rất quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường mạn tính. Hơn nữa ngũ cốc nguyên hạt còn có chỉ số đường huyết (GI) thấp nên sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời có thể thay thế cho các loại tinh bột thường dùng như bánh mỳ, cơm, xôi…
Đậu
Đậu là một loại thực phẩm tuyệt vời cho những người muốn nâng cao sức khỏe, phòng ngừa tiểu đường. Chúng là nguồn protein từ thực vật rất tốt, vừa có thể thỏa mãn cơn thèm ăn, giải quyết đói mà vừa có thể giúp giảm lượng
carbohydrate dung nạp hằng ngày. Trong tự nhiên có rất nhiều loại đậu mà chúng ta có thể lựa chọn thay đổi trong thực đơn ăn uống cho phong phú, đa dạng: đậu nành, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu thận, đậu hà lan…
Quả mọng
Các loại quả mọng bao gồm: việt quất , quả mâm xôi, dâu tây, cam, quýt, bưởi, kiwi,… Chúng có hàm lượng chất chống oxy hóa vô cùng lớn cùng với chất xơ giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe toàn diện cho cơ thể, phòng ngừa nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có cả bệnh tiểu đường.
Chúng cũng chứa các vitamin và khoáng chất quan trọng khác, bao gồm: vitamin C, vitamin K, mangan, kali… Chúng ta có thể bổ sung các loại quả mọng tươi vào bữa sáng, ăn một ít như một bữa ăn nhẹ trong ngày.
Khoai lang
Khoai lang có chỉ số GI thấp hơn nhiều so với khoai tây. Do đó thay vì khoai tây chúng ta sẽ dùng khoai lang thay thế để có thể hạn chế việc đường huyết tăng lên quá cao, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường xuống mức thấp.
Khoai lang cũng là một nguồn cung cấp tuyệt vời những dưỡng chất quan trọng với sức khỏe như: chất xơ, vitamin A, vitamin C, kali… Chúng ta có thể thưởng thức khoai lang theo nhiều cách khác nhau, bao gồm nướng, luộc, nướng hoặc nghiền. Để có một bữa ăn cân bằng, hãy kết hợp chúng với một loại chất đạm protein và rau lá xanh.
Hạt Chia
Hạt chia được đánh giá là một siêu thực phẩm khi mà có hàm lượng chất chống oxy hóa và omega-3 rất cao. Chúng cũng là một nguồn protein và chất xơ thực vật tốt cho cơ thể chúng ta.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và khẳng định rằng hạt chia có thể giúp mọi người kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 hiệu quả. Sử dụng hạt chia cũng không hề phúc tạp khi bạn có thể chế biến chúng theo nhiều phương thức khác nhau.
- Vitamin C và Bệnh tiểu đường
- Vai trò quan trọng của việc ăn cá với bệnh tiểu đường
- Người bệnh tiểu đường có nên ăn bún không ?
- Bệnh tiểu đường có lây nhiễm không?
- Chất xơ có gì đặc biệt với bệnh tiểu đường
- Người bệnh tiểu đường có ăn chuối được không ?
- Bệnh tiểu đường gây biến chứng gì? Cách phòng ngừa biến chứng tốt nhất
- Bệnh tiểu đường ở trẻ em: Không chỉ có type 1, có cả type 2 nữa
- Giải đáp thắc mắc về bệnh tiểu đường gây vô sinh
- Bệnh tiểu đường và máu nhiễm mỡ
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Hội chứng tăng glucose máu, cẩn thận biến chứng nguy hiểm
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
Gửi câu hỏi
Tags

Mắc bệnh tiểu đường vẫn sống khỏe tới 80 tuổi

Các loại tiểu đường, xác định đúng loại thì chữa mới hiệu quả

Dấu hiệu và cách ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Rối loạn dung nạp đường (GLUCOSE) là bệnh gì? có nguy hiểm không?

Bệnh tiểu đường ở trẻ em: Không chỉ có type 1, có cả type 2 nữa
