Bất ngờ với tầm quan trọng của việc khám bàn chân tiểu đường
924 lượt xemTheo khảo sát của tổ chức y tế WHO thì biến chứng lở lét, hoại tử bàn chân ở người bệnh đái tháo đường rất phổ biến và nguy hiểm, có thể phải phẫu thuật cắt bỏ. Chính vì vậy việc khám bàn chân tiểu đường thường xuyên có ý nghĩa rất quan trọng để phòng ngừa xảy ra những biến chứng nặng.
Khám bàn chân tiểu đường để làm gì ?
Nhắc lại về bệnh tiểu đường thì tình trạng đường huyết trong máu tăng cao quá mức chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau từ
biến chứng tim mạch, thận đến biến chứng trên da, mắt và thần kinh.
Cần phải khám bàn chân tiểu đường vì biến chứng trên bàn chân ở là một trong những biến chứng thường gặp nhất, rất nhiều trường hợp đã bị và phải cắt cụt chi đi vì không phát hiện sớm.
Tại sao biến chứng bàn chân lại phổ biến đến vậy ? Do đây là bộ phận mà ít khi để ý đến nhất mà ở người bệnh tiểu đường chỉ cần một vết xước nhẹ, nhỏ ngoài da thôi cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng, viêm nặng, thậm chí là hoại tử.
Nguyên nhân dẫn đến biến chứng bàn chân là do nồng độ đường trong máu cao tạo ra môi trường thuận lợi để cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển gây viêm nhiễm.
Hơn nữa những người tiểu đường thì lưu lượng máu đến những vùng ngoại vi xa như chân thường bị hạn chế dẫn đến việc khó lành các vết thương.
Ngoài ra thì người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như tê bì, đau nhức ở bàn chân do dây thần kinh ở ngoại biên bị tổn thương.
Khám bàn chân tiểu đường như thế nào ?
Để phòng ngừa biến chứng này thì người bệnh cần phải thường xuyên giữ gìn vệ sinh và chú ý đến đôi chân để xem có những vết xước hay tổn thương nào không.
Bên cạnh đó thì có thể đến các cơ sở y tế để được các chuyên gia, bác sỹ khám bàn chân tiểu đường chính xác nhất. Quy trình khám sẽ bao gồm 3 bước chính là quan sát thăm khám ngoài da, khám mạch máu và khám thần kinh ngoại vi.
Về thăm khám ngoài da thì người bệnh sẽ được quan sát màu sắc của da, nhiệt độ, độ chai sần và tìm kiếm những vết xước, khô nứt nẻ ở bàn chân, đánh giá mức độ tổn thương để xử lý đúng cách.
Về khám mạch máu thì người bệnh sẽ được bắt mạch ở mu chân, chày sau, kheo và đùi, được đánh giá tình trạng tưới máu ở hai chân, dùng nghiệm pháp nâng thả chân.
Về khám thần kinh thì người bệnh sẽ được xem xét mức độ cảm giác ở một số vùng ngón chân, bàn chân, mắt cá, được đánh giá về phản xạ gân gối, gân gót.
Ngoài ra thì có thể được đo cảm giác sâu bằng cách khám rung âm thoa.
Khám bàn chân tiểu đường ở đâu tốt nhất ?
Người bệnh nên khám bàn chân tiểu đường ở những bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh uy tín có chuyên khoa nội tiết đái tháo đường trong khu vực gần nhất.
Một số địa chỉ khám chữa bệnh tiểu đường tốt nhất ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh người bệnh có thể tham khảo ở dưới đây:
+ Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Địa chỉ: Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội hoặc cơ sở 2 ở Ngõ Thái Thịnh 2, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội
+ Khoa Nội tiết - Đái tháo đường - Bệnh viện Bạch Mai Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội
+ Phòng khám số 1 - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Địa chỉ: Nhà A5, số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội
+ Khoa Nội Tiết tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
Cơ sở 1: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5
Cơ sở 2: Số 201 Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5
Cơ sở 3: Số 221B Hoàng Văn Thụ, phường 8, quận Phú Nhuận
+ Bệnh viện Nhân Dân 115
Địa chỉ: Số 527 Sư Vạn Hạnh, phường 12, quận 10
+ Bệnh viện Chợ Rẫy
Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5
- Kiến thức y học: cơ chế đái tháo đường theo từng type bệnh
- Hiệp hội đái tháo đường việt nam, lịch sử hình thành và hoạt động
- Đái tháo đường thai kỳ là gì? 6 điều bạn cần phải biết
- Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
- Các loại tiểu đường, xác định đúng loại thì chữa mới hiệu quả
- Hội chứng tăng glucose máu, cẩn thận biến chứng nguy hiểm
- Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và triệu chứng
- Biến chứng đái tháo đường type 2, hãy phòng trước khi quá muộn
- Phác đồ điều trị đái tháo đường type 2 có cần insulin không?
- Phương pháp điều trị tiểu đường ở nhà
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Hội chứng tăng glucose máu, cẩn thận biến chứng nguy hiểm
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
Gửi câu hỏi
Tags

3 nguyên nhân gây đái tháo đường nhiều người đang mắc phải

Phác đồ điều trị đái tháo đường, dùng thuốc thôi là không đủ ?

Phương pháp trị tiểu đường tốt nhất hiện nay

Cận thận: Bệnh tiểu đường biến chứng trên mắt, giảm thị lực, gây mù mắt
