Bệnh hạ đường huyết có nguy hiểm không, cách khắc phục hiệu quả là gì
1179 lượt xemBệnh hạ đường huyết hay còn có tên gọi khác là tụt đường huyết, đường huyết thấp. Đây là tình trạng rất thường gặp và có thể nhận biết dễ dàng được qua các biểu hiện triệu chứng. Khắc phục hạ đường huyết rất đơn giản nhưng nếu để kéo dài thì có thể ảnh hưởng đến tính mạng của chúng ta.
Bệnh hạ đường huyết là gì ?
Thực chất thì hạ đường huyết không phải là một bệnh lý mà là một tình trạng rối loạn bất thường xảy ra trong cơ thể của chúng ta. Bình thường thì nồng độ đường glucose trong máu của chúng ta sẽ thay đổi, dao động trong khoảng an toàn là 70-100 mg/dL hoặc 3,9 - 5,6 mmol/L. Nếu như đường huyết ở mức thấp hơn 69 mg/dL hoặc 3,8 mmol/L thì được gọi là tình trạng tụt đường huyết.
Trong thực tế thì có một số trường hợp đặc biệt ở người có cơ địa nhạy cảm thì đường huyết mới chỉ hơi thấp một chút thôi đã có những biểu hiện của bệnh hạ đường huyết rồi.
Bệnh hạ đường huyết do đâu mà bị ?
Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đều từng gặp phải tình trạng hạ đường huyết.
Nguyên nhân dễ gặp phải hiện tượng này nhất là do đói, nhịn ăn, ăn không đúng giờ, bỏ bữa, ăn kiêng không ăn tinh bột, chỉ ăn rau xanh, uống bia rượu vào lúc đói… Đồng thời nếu như chúng ta tăng cường vận động mạnh đột ngột trong một khoảng thời gian cũng dễ gây ra tụt đường huyết. Vì hoạt động mạnh trong thời gian ngắn sẽ khiến cơ thể tăng cường tiêu thụ glucose một cách nhanh chóng mà không kịp bù đắp lại bằng chuyển hóa.
Thậm chí cả người bệnh tiểu đường cũng rất dễ gặp phải hạ đường huyết do tác dụng phụ của thuốc điều trị. Nếu như uống thuốc quá liều hoặc uống thuốc rồi mà không chịu ăn, quên ăn, hoặc ăn kiêng quá đà sẽ khiến cho nồng độ đường trong máu bị hạ thấp xuống quá mức.
Ngoài ra thì bệnh hạ đường huyết có thể gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bệnh thận, tuyến giáp hay một số bệnh rối loạn nội tiết hormon khác.
Mức độ nguy hiểm của bệnh hạ đường huyết
Khi đường huyết trong cơ thể bị hạ xuống mức thấp chúng ta sẽ có những biểu hiện rõ đói, đổ mồ hôi, run rẩy, yếu ớt chân tay, người mệt mỏi hoạt động kém, hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, có khi buồn nôn, nôn... Do lúc này cơ thể thiếu năng lượng do quá trình sản sinh từ chuyển hóa glucose bị giảm sút. Các tế bào không có năng lượng sẽ thường xuyên ở trong trạng thái hoạt động kém hiệu quả.
Nếu như không có các biện pháp khắc phục kịp thời thì các tế bào ở não bộ sẽ không được cung cấp glucose và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như: rối loạn suy nghĩ, mất định hướng, nhức đầu, lên cơn co giật, bất tỉnh, hôn mê…
Người bệnh hạ đường huyết nên làm gì ?
Khi bị tụt đường huyết đột ngột thì cách xử trí nhanh chóng là bổ sung thêm đường bằng một số loại thực phẩm như bánh kẹo, chocolate, nước ngọt… Với những người hay bị tụt đường huyết thì nên luôn để dự phòng những thứ này trong người. Tuy nhiên lưu ý là dùng với một lượng vừa phải, tránh dùng quá nhiều gây tăng đường huyết.
Với người bệnh tiểu đường cần phải chú ý dùng thuốc đúng liều lượng, đúng thời điểm như theo các chỉ định hướng dẫn của bác sỹ.
Mọi người ăn uống phải đầy đủ các chất dinh dưỡng, hạn chế ăn uống kiêng khem quá mức, đặc biệt là việc bỏ bữa và nhịn ăn phải tránh tuyệt đối. Đồng thời không nên làm việc, vận động quá sức mà phải biết điểm dừng đúng lúc.
- Chỉ số đo đường huyết là gì? Vai trò và tầm quan trọng
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Lá dứa trị tiểu đường, hiệu quả bất ngờ, bạn đã biết chưa ?
- Chỉ số đường huyết cao có phải bị tiểu đường không
- Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2: Nên ăn và kiêng ăn gì?
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Mướp đắng món ăn và bài thuốc kỳ diệu giúp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
- 6 triệu chứng đường huyết, nên làm gì khi có các biểu hiện này ?
- Bệnh học tiểu đường và những kiến thức quan trọng, cấp thiết nhất
- Mắc bệnh tiểu đường vẫn sống khỏe tới 80 tuổi
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?
- Hội chứng tăng glucose máu, cẩn thận biến chứng nguy hiểm
Gửi câu hỏi
Tags
.png)
Bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất khi mắc tiểu đường

Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường

Bệnh học tiểu đường và những kiến thức quan trọng, cấp thiết nhất

Chế độ ăn uống dành cho người bệnh tiểu đường

Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2: Nên ăn và kiêng ăn gì?
