Bệnh học tiểu đường và những kiến thức quan trọng, cấp thiết nhất
1927 lượt xemHiểu biết về bệnh học tiểu đường có vai trò quan trọng và ý nghĩa rất lớn không chỉ trong quá trinh điều trị mà còn để phòng ngừa bệnh hiệu quả nữa. Nếu như chưa biết về bệnh đái tháo đường hoặc biết nhưng mà lại hiểu mơ hồ thì bạn nên đọc bài viết này để có được những kiến thức hữu ích nhất !
Bạn hiểu thế nào về bệnh học tiểu đường ?
Nhiều người khi nhắc đến bệnh tiểu đường sẽ chỉ biết mơ hồ rằng đây là tình trạng nước tiểu có nhiều đường hay đường trong máu tăng cao mà không hiểu được bản chất là gì ! Theo các tổ chức, hiệp hội y tế hàng đầu thế giới thì tiểu đường được sếp vào loại bệnh rối loạn chuyển hóa nội tiết mạn tính liên quan trực tiếp đến hormon điều hòa đường huyết insulin. Bệnh lý này được đặc trưng bởi tình trạng nồng độ đường glucose trong máu tăng cao vượt mức bình thường do thiếu hụt insulin hoặc insulin bị mất tác dụng.
Về bản chất cơ chế bệnh học thì tiểu đường sẽ được chia ra thành 2 loại chính là type 1 và type 2
+ Type 1 là bệnh tiểu đường mà người bệnh bị thiếu hụt insulin tuyệt đối. Nồng độ hormon này trong cơ thể rất thấp hoặc gần như không có do cơ quan sản xuất insulin chính trong cơ thể là tuyến tụy bị phá hủy.
+ Type 2 là bệnh tiểu đường do insulin không phát huy được hiệu quả điều hòa đường huyết. Tuy tuyến tụy vẫn hoạt động bình thường và sản xuất ra insulin nhưng do lượng tiết ra không đủ đáp ứng với nhu cầu của cơ thể hoặc trong cơ thể đã xảy ra quá trình kháng insulin mà đường huyết mới tăng cao.
+ Ngoài ra thì còn có 1 loai tiểu đường khác nhưng ít gặp hơn nhiều, đó là đái tháo đường thai kỳ. Về bệnh học tiểu đường thì loại này chỉ xuất hiện ở phụ nữ khi mang thai, không phải là mạn tính nên sẽ khỏi sau đó. Tuy nhiên sau đó thì nguy cơ chuyển thành tiểu đường type 2 là rất lớn.
Bệnh học tiểu đường và các phương pháp điều trị
Dựa theo bản chất bệnh học tiểu đường của từng loại bệnh mà sẽ có phương pháp điều trị sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả cao nhất:
+ Với tiểu đường type 1 thì do thiếu hụt insulin tuyệt đối nên bắt buộc người bệnh phải cần bổ sung insulin từ bên ngoài vào cơ thể. Tùy thuộc vào mức độ tăng đường huyết mà liều lượng insulin được sử dụng sẽ tăng giảm sao cho thích hợp nhất. Sau khi đường huyết ổn định thì người bệnh có thể được giảm liều insulin hoặc uống kết hợp thêm một số thuốc hạ đường huyết khác để tránh tình trạng nhờn thuốc và phản ứng phụ.
+ Với tiểu đường type 2 thì có thể dùng insulin hoặc không. Dùng insulin trong trường hợp thiếu hụt tương đối, còn trường hợp kháng insulin thì người bệnh sẽ được dùng các thuốc điều hòa đường huyết khác. Trong phác đồ điều trị cho
người bệnh type 2 sẽ luôn có những lưu ý về chế độ ăn uống cũng như chế độ tập luyện để hiệu quả đạt được nhanh chóng và tốt nhất.
+ Còn với tiểu đường thai kỳ thì tùy thuộc vào mức độ bệnh mà các bà bầu có thể được xem xét dùng thuốc hoặc không. Nếu như tiểu đường mức độ nhẹ thì sẽ chỉ cần những điều chỉnh trong chế độ ăn uống, sinh hoạt là được. Nhưng với mức độ nặng thì sẽ bắt buộc phải dùng các thuốc điều trị và có sự theo dỏi, kiểm soát sát sao từ các bác sỹ chuyên khoa.
Qua bài viết “bệnh học tiểu đường” hy vọng rằng chúng tôi đã giúp ích được nhiều cho các độc giả hiểu biết thêm về căn bệnh rối loạn chuyển hóa nội tiết mạn tính phổ biến và nguy hiểm này. Hãy trau dồi thêm thật nhiều kiến thức cần
thiết để trở thành những con người thông thái và giúp ích được cho cộng đồng.
- Mắc bệnh tiểu đường vẫn sống khỏe tới 80 tuổi
- Tiểu đường loại 2 - Tiến triển nặng của tiểu đường loại 1?
- Mắc đái tháo đường thai kỳ, bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và bé
- Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
- Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? 5 biến chứng đáng sợ nhất
- Khám tiểu đường ở đâu uy tín và chính xác nhất ?
- Người bị tiểu đường không nên ăn gì? Các loại đồ ăn cần tránh xa
- 5 dấu hiệu tiểu đường tuýp 1 dễ nhận thấy nhất
- Phác đồ điều trị đái tháo đường mới nhất có gì đặc biệt ?
- Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn ? giai đoạn nào nguy hiểm nhất ?
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Lượng đường trong máu tăng cao có phải tiểu đường không?
- Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?
Gửi câu hỏi
Tags

Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?

Biến chứng loét bàn chân đái tháo đường, cẩn thận nguy cơ tàn phế

Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?

Vai trò của Omega 3 với bệnh tiểu đường trong cả phòng và điều trị
