Bệnh tiểu đường bị lở loét có thể dẫn đến cắt cụt chi
3313 lượt xemNgười bệnh tiểu đường rất dễ bị lở loét ngoài da ! Đây là một biến chứng xảy ra rất sớm, nếu không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến hoại tử ngoài da và có thể phải cắt bỏ cả chi. Nguyên nhân của biến chứng tiểu đường này là gì, phòng ngừa như thế nào ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhé !
Nguyên nhân người bệnh tiểu đường bị lở loét
Biến chứng lở loét trên da thường xuất hiện ở những người bệnh tiểu đường type 2 sau một thời gian kể tù khi khởi phát. Nếu người bệnh không chú ý giữ gìn thì da sẽ rất dễ bị tổn thương với rất nhiều vết loét, viêm nhiễm. Với tình trạng nồng độ đường glucose ở trong máu luôn ở mức cao, khả năng lưu thông máu đến da ở người bệnh tiểu đường sẽ rất kém. Máu có nhiều đường cũng đồng nghĩa với độ nhớt cao và áp suất lớn sẽ dễ làm tổn thương các mạch
máu cùng với dây thần kinh. Hơn nữa các tế bào bạch cầu của người bệnh đái tháo đường cũng bị giảm khả năng chống lại nhiễm trùng.
Máu kém lưu thông đến da thì khả năng hồi phục tái tạo sẽ kém. Do đó khi bị một vết thương nhỏ sẽ rất khó lành và để càng lâu sẽ càng nặng. Tổn thương tế bào da thậm chí có thể cản trở khả năng đổ mồ hôi của người bệnh và làm tăng sự nhạy cảm với nhiệt độ môi trường bên ngoài.
Các vấn đề về thần kinh cũng dễ dẫn đến biến chứng lở loét trên da ở người bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là dây thần kinh cảm giác bị tổn thương, bệnh nhân sẽ không cảm nhận được những vết thương ở trên da đặc biệt là những vùng ít chú ý
như bàn chân, nách, háng hay khuỷu chân…
Ngoài ra thì nồng độ đường huyết cao là môi trường thuận lợi để cho vi khuẩn, nấm phát triển gây viêm nhiễm. Và nhiễm vi khuẩn hoặc nhiễm nấm chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng lở loét trên da ở người đái tháo đường.
Bệnh tiểu đường bị lở loét do nhiễm vi khuẩn
Tất cả mọi người đều có thể bị nhiễm khuẩn bởi những tổn thương ở trên da. Đặc biệt là những người bệnh tiểu đường type 2 thì nguy cơ này lại càng lớn. Các vi khuẩn gây nhiễm trùng da phổ biến nhất là Staphylococcus, Streptococcus hoặc tụ cầu khuẩn..
Ban đầu thì trên da sẽ xuất hiện những nốt đỏ, đau và ấm khi chạm vào. Càng ngày chúng sẽ càng sưng to ra và gây đau nhức nhiều hơn.
Nếu như có những biểu hiện bất thường ở trên da thì người bệnh nhanh chóng đi khám để xem có bị nhiễm khuẩn hay không. Nếu có thì phải nhanh chóng xử lý kịp thời để tránh vết loét ăn sâu và thậm chí có thể bị hoại tử.
Bệnh tiểu đường bị lở loét do nhiễm nấm
Nấm cũng là một trong những tác nhân chính gây viêm nhiễm, lở loét trên da. Các vi nấm hay bào tử nấm bám vào trên da, khi có những tổn thương hay vết xước thì sẽ xâm nhập vào và gây bệnh. Với điều kiện thuận lợi là nồng độ đường cao thì nấm sẽ càng dễ phát triển, sinh sôi.
Nhiễm trùng nấm thì người bệnh sẽ có các biểu hiện như da đỏ, ngứa, sưng được bao quanh bởi vảy phồng hoặc khô.
Cách phòng ngừa biến chứng lở loét ở người bệnh tiểu đường
Phòng ngừa biến chứng lở loét là việc làm rất cần thiết với tất cả người bệnh tiểu đường. Trước tiên các bệnh nhân cần phải kiểm soát tốt đường huyết của mình bằng cách dùng thuốc và các phương pháp điều trị đúng theo phác đồ, hướng dẫn từ bác sỹ. Đồng thời kết hợp với lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống chuẩn mực cho người bệnh tiểu đường và thường xuyên vận động, tập luyện thể dục, thể thao.
Người bệnh cần phải thường xuyên chú ý vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày, tránh những va chạm gây tổn thương ngoài da. Đồng thời thường xuyên theo dõi kiểm tra xem trên da có những vết thương hay vết xước nào không để xử lý kịp thời tránh dẫn đế nhiễm trùng, nhiễm nấm.
- Bệnh tiểu đường ăn gì tốt ? 10 thực phẩm nên lựa chọn
- Những dấu hiệu của bệnh tiểu đường dễ nhận biết nhất
- Chỉ số tiểu đường, chìa khóa phát hiện và kiểm soát bệnh hiệu quả
- Giải pháp thắc mắc: Người bệnh tiểu đường có uống được mật ong không
- Bệnh tiểu đường biến chứng vào tim mạch, cách phòng ngừa tốt nhất
- Đồ ăn chế biến sẵn không tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường biến chứng suy thận, nguyên nhân tử vong hàng đầu
- Cận thận: Bệnh tiểu đường biến chứng trên mắt, giảm thị lực, gây mù mắt
- Vai trò của Omega 3 với bệnh tiểu đường trong cả phòng và điều trị
- Bệnh tiểu đường bữa sáng nên ăn gì? Sự lựa chọn tốt nhất
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?
- Hội chứng tăng glucose máu, cẩn thận biến chứng nguy hiểm
Gửi câu hỏi
Tags

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Đồ ăn chế biến sẵn không tốt cho bệnh tiểu đường

Triệu chứng bệnh tiểu đường ở phụ nữ

Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Khám tiểu đường ở đâu uy tín và chính xác nhất ?
