Bệnh tiểu đường có di truyền không ? Con gái có nguy cơ mắc bệnh
3778 lượt xemHiện nay việc điều trị, ăn uống tập luyện thế nào đúng cách không còn là nỗi lo duy nhất của những người bị đái tháo đường nữa. Họ còn lo lắng không biết rằng bệnh tiểu đường có di truyền không, con cái của họ có nguy cơ mắc phải không ?
Chính vì vậy ở bài viết này chúng tôi sẽ giúp người bệnh tìm hiểu về vấn đề yếu tố di truyền trong bệnh tiểu đường, cả type 1 và type 2:
Bệnh tiểu đường type 1 có di truyền không ?
Nhắc đến vấn đề bệnh tiểu đường có di truyền hay không thì các chuyên gia nội tiết đều cho rằng type 1 là trường hợp có liên quan nhiều nhất đến yếu tố di truyền. Đái tháo đường type 1 là tình trạng rối loạn chuyển hóa tăng đường huyết mạn tính khởi phát do các tế bào beta tuyến tụy bị phá hủy bởi sự tấn công của hệ miễn dịch mà dẫn tới thiếu hormon insulin tuyệt đối.
Thực tế đã chứng minh được phần nào về mức độ ảnh hưởng của yếu tố di truyền, hệ gen đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1:
+ Nếu trong gia đình cha bị bệnh thì nguy cơ trẻ mắc là khoảng 5%.
+ Nếu mẹ mắc bệnh thì nguy cơ con bị sẽ là khoảng 3%.
+ Còn nếu anh chị em bị tiểu đường thì tỷ lệ này của bạn sẽ rơi vào khoảng 8%
+ Đặc biệt là với những cặp anh em sinh đôi thì nếu một trong 2 người mắc bệnh thì nguy cơ người còn lại gặp phải lên đến 40%.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra có đến hơn 50 gen liên quan đến bệnh đái tháo đường loại 1. Gen được đánh giá có tác động mạnh nhất là gen IDDM1 nằm ở trên nhiễm sắc thể thứ 6, gen này hiện nay đã có nhiều biến thể khác nhau bao gồm: DRB1 0401, DRB1 0402, DRB1 0405, DQA 0301, DQB1 0302 và DQB1 0201… nhưng chủ yếu ở người Bắc Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên mức độ biểu hiện gen còn phụ thuộc vào sự kết hợp của hệ gen giữa vợ và chồng nữa.
Bệnh tiểu đường type 2 có di truyền không ?
Bệnh tiểu đường type 2 còn được gọi là căn bệnh của lối sống, của ăn uống.
Nhưng không chỉ có vậy trường hợp tiểu đường này còn có liên quan nhất định đến hệ gen nữa. Mỗi gen sẽ có một đóng góp nhỏ làm tăng xác suất mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Nếu một cặp song sinh có 1 người mắc đái tháo đường type 2 thì người còn lại có nguy cơ bị lên đến 90%. Tỷ lệ này ở anh chị em bình thường là khoảng hơn 25%.
Tính đến nay các nhà khoa học đã tìm ra được khoảng 40 loại gen có liên quan đến di truyền tiểu đường type 2. Các gen này quy định, tác động đến quá trình bài tiết insulin và chuyển hóa glucose trong cơ thể là cơ chế dẫn đến thiếu hụt insulin tương đối. Còn với cơ chế kháng insulin thì sẽ là các gen quy định đến các thụ thể tiếp nhận insulin ở trên tế bào.
Bệnh tiểu đường còn do những nguyên nhân nào khác ?
Yếu tố di truyền có vai trò nhất định trong việc hình thành bệnh tiểu đường nhưng không phải là yếu tố duy nhất quyết định đến khả năng này. Một số yếu tố nguy cơ khác của bệnh đái tháo đường là:
+ Đái tháo đường type 1: những người có tiểu sử mắc các bệnh về tuyến tụy, người bị nhiễm một số loại virus ảnh hưởng đến tụy hay bị nhiễm một số loại hóa chất…
+ Còn với đái tháo đường type 2 thì những người có nguy cơ lớn bị bệnh là thừa cân béo phì, ít vận động thể chất, thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc, mất ngủ, căng thẳng stress kéo dài thường xuyên, hút nhiều thuốc lá, chế độ ăn uống quá nhiều đường, tinh bột và môi trường sống bị ô nhiễm. Ngoài ra thì một số bệnh lý như hội chứng Cushing, cường giáp, u tủy tuyến thượng thận, u tụy hoặc việc sử dụng các loại thuốc điều trị kéo dài như glucocorticoid, thiazide, thuốc chẹn beta, statin… cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh.
Qua bài viết “bệnh tiểu đường có di truyền không” này chúng ta đã có được câu trả lời cho cả 2 dạng tiểu đường type 1 và type 2. Hơn nữa có nhiều yếu tố quan trọng khác mà chúng ta cần phải tránh thì mới phòng ngừa đái tháo đường hiệu quả được !
- Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?
- Các chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường type 2 và 6 nguyên tắc không được quên
- Cơ chế tiểu đường bệnh sinh: loại 1, loại 2 và tiểu đường thai kỳ
- Tiểu đường tuýp 3 là gì? Có nguy hiểm như 2 tuýp không?
- Viện đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa ở đâu ?
- Định nghĩa đái tháo đường, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay đang vô cùng báo động
- Chuyên mục giải đáp: đái tháo đường và tiểu đường có giống nhau không ?
- Rối loạn đường huyết là gì? Các loại rối loạn đường huyết nguy hiểm
- Điều trị tăng đường huyết chọn thuốc tân dược hay thảo dược ?
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?
- Hội chứng tăng glucose máu, cẩn thận biến chứng nguy hiểm
Gửi câu hỏi
Tags

Biến chứng loét bàn chân đái tháo đường, cẩn thận nguy cơ tàn phế

Định nghĩa đái tháo đường, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh tiểu đường ở trẻ em: Không chỉ có type 1, có cả type 2 nữa

Phác đồ điều trị tiểu đường bộ y tế tiêu chuẩn cho người bệnh

Triệu chứng bệnh tiểu đường ở phụ nữ
