Bệnh tiểu đường có lây nhiễm không?
5035 lượt xem“Bệnh tiểu đường có lây nhiễm không” chắc hẳn là câu hỏi thắc mắc lo lắng của rất nhiều người hiện nay. Vì đây là một trong những bệnh lý có tỷ lệ mắc cao hàng đầu trên thế giới và cũng là một trong những nguyên nhân gây tử vong rất cao. Nếu như bạn chưa biết câu trả lời thì hãy đọc bài viết này để được giải đáp một cách chính xác nhất !
Thế nào gọi là bệnh tiểu đường ?
Trước khi nói về vấn đề “bệnh tiểu đường có lây ko” thì đầu tiên chúng ta phải hiểu rõ căn bệnh này như thế nào. Tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh lý nội tiết rối loạn chuyển hóa mạn tính với biểu hiện đặc trưng là nồng độ đường huyết tăng cao vượt ngưỡng an toàn. Tình trạng bệnh có liên quan trực tiếp đến nồng độ và độ nhạy cảm của hormon insulin trong cơ thể.
Để được chẩn đoán chính xác là bệnh tiểu đường thì phải có ít nhất một trong số những tiêu chí sau đây:
+ Chỉ số HbA1c lớn hơn 6,5%.
+ Chỉ số đường huyết lúc đói lớn hơn 7mmol/L (126 mg/dL).
+ Chỉ số đường huyết lúc no lớn hơn 11,1 mmol/L (200mg/dL).
+ Chỉ số đường huyết ngẫu nhiên lớn hơn 11,1 mmol/L (200mg/dL) ít nhất qua 2 lần thử.
+ Chỉ số đường huyết đo bằng nghiệm pháp dung nạp glucose lớn hơn 11,1 mmol/L (200mg/dL).
Hiện nay cách phân loại tiểu đường phổ biến nhất vẫn chia căn bệnh này thành 3 thể chính là type 1, type 2 và đái tháo đường thai kỳ. Tùy thuộc vào từng loại mà có cơ chế bệnh sinh khác nhau:
+ Type 1 là do cơ chế thiếu insulin tuyệt đối vì tế bào beta đảo tụy bị tấn công, phá hủy bởi hệ miễn dịch và mất chức năng tiết hormon này
+ Kháng insulin hoặc rối loan tiết insulin là cơ chế của tiểu đường type 2 và chủ yếu do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học của bệnh nhân.
+ Cuối cùng cơ chế dẫn đến tiểu đường thai kỳ là do giảm độ nhạy cảm của insulin với tế bào trong thời kỳ mang thai do sự thay đổi hormon nội tiết tố nữ.
Bệnh tiểu đường có lây không ?
Thực tế là bệnh tiểu đường nếu trong gia đình có nhiều người thân bị, nhất là cha mẹ thì con cái về sau cũng rất dễ bị mắc phải. Điều này là do một số gen có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cũng chính bỏi vậy mà nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường có thể lây truyền.
Mặc dù tỷ lệ mắc bệnh của con cái là rất cao khi cha mẹ từng bị tiểu đường kể cả type 1, type 2 và đái tháo đường thai kỳ ở nữ. Tuy nhiên nếu như chúng ta có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng dinh dưỡng đúng theo chuẩn mực kết hợp với sinh hoạt điều độ, tập luyện vận động lành mạnh thì nguy cơ này sẽ bị giảm xuống mức rất thấp.
Từ những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường thì chúng ta có thể nhận định rằng bệnh tiểu đường không có khả năng lây hay truyền nhiễm giữa người tiếp xúc với
người vì nó không phải do vi khuẩn, virus hay nấm gây ra:
+ Xét về đường máu thì dù có tiếp xúc với máu của người bệnh tiểu đường thì bạn cũng không cần phải lo lắng đâu vì sẽ không việc gì cả. Thậm chí là với cả trường hợp nhận máu truyền từ một người bị đái tháo đường thì cũng không thể mắc bệnh nếu như sau đó chúng ta kiểm soát đường huyết tốt.
+ Xét về đường ăn uống thì tiểu đường không hề lây qua đường nước bọt hay hô hấp. Nhiều người lầm tưởng vì những người trong gia đình thường có cùng loại thức ăn và chế độ ăn uống tương đồng nên khả năng mắc bệnh sẽ như nhau.
Hy vọng rằng qua bài viết “bệnh tiểu đường có lây không” thì bạn đọc đã có thêm được nhiều kiến thức bổ ích về căn bệnh mạn tính nguy hiểm này. Nếu còn có bất cứ thắc mắc gì liên quan đến đái tháo đường, bạn có thể liên hệ đến tổng đài miễn phí cước 18001044 để nhận được những lời khuyên bổ ích và tư vấn chính xác từ các chuyên gia.
- Chất xơ có gì đặc biệt với bệnh tiểu đường
- Người bệnh tiểu đường có ăn chuối được không ?
- Bệnh tiểu đường gây biến chứng gì? Cách phòng ngừa biến chứng tốt nhất
- Bệnh tiểu đường ở trẻ em: Không chỉ có type 1, có cả type 2 nữa
- Giải đáp thắc mắc về bệnh tiểu đường gây vô sinh
- Bệnh tiểu đường và máu nhiễm mỡ
- Bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất khi mắc tiểu đường
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối: nhiều biến chứng nguy hiểm tính mạng
- Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? 5 Loại rau củ tốt nhất
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Lượng đường trong máu tăng cao có phải tiểu đường không?
- Hội chứng tăng glucose máu, cẩn thận biến chứng nguy hiểm
Gửi câu hỏi
Tags

Chế độ ăn uống dành cho người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có nên ăn bún không ?
.jpg)
Chia sẻ kiến thức: các nhóm thuốc tiểu đường thường dùng nhất

Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?

Tăng đường huyết, cẩn thận với những biến chứng nguy hiểm
