Các chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường type 2 và 6 nguyên tắc không được quên
8370 lượt xemChế độ ăn tiểu đường type 2 như thế nào để giúp người bệnh ổn định đường huyết, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm ? Nếu như đang bị đái tháo đường type 2, bạn cần phải nhớ kỹ 6 nguyên tắc về chế độ ăn uống ở dưới đây:
Chế độ ăn tiểu đường type 2: Không nên kiêng khem quá mức
Có một sai lầm mà rất nhiều người bệnh đái tháo đường mắc phải đó là ăn ít, ăn kiêng quá mức, thậm chí là bỏ cả bữa ăn. Họ cho rằng, ăn ít đi thì đường huyết sẽ tăng ít hơn. Điều đó đúng, nhưng đổi lại sẽ có hậu quả rất nặng nề: người bệnh sẽ bị thiếu dinh dưỡng, thiếu hụt năng lượng để hoạt động, nặng hơn có thể gây tụt đường huyết, hôn mê, ngất xỉu.
Hoàn toàn có thể kiểm soát tốt đường huyết mà không cần phải nhịn ăn bỏ bữa !
Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như: thịt nạc, cá, cá biển, đậu, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, một số loại hoa quả…
Một mẹo nhỏ nữa cho những người bị đái tháo đường để hạn chế đường huyết tăng cũng như vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng năng lượng là: nên chia nhỏ các bữa ăn ra trong ngày. Bình thường bạn ăn 3 bữa mỗi ngày thì nên chuyển thành 5-6 bữa, mỗi bữa ăn vừa phải, không quá nhiều, quá no.
Chế độ ăn tiểu đường type 2 để phòng ngừa biến chứng
Một nguyên tắc nữa cũng rất quan trọng với người bệnh tiểu đường type 2 đó là ăn làm sao để phòng ngừa, hạn chế biến chứng:
+ Với biến chứng trên tim mạch: chúng ta cần phải hạn chế sử dụng các đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ động vật, mỡ xấu, chất béo bão hòa, nội tạng… Nên tăng cường sức khỏe tim mạch bằng các loại cá biển chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá ngừ, cá thu,…
+ Với biến chứng trên thận: người bệnh cần phải giảm lượng muối ăn hằng ngày xuống, không nên ăn quá mặn, hạn chế sử dụng các đồ muối chua, đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp vì khó kiểm soát được lượng muối dư thừa.
+ Với biến chứng trên mắt: nên ăn nhiều các loại thực phẩm tốt cho mắt như: cá biển, cà tốt, cà chua, gấc, bí đỏ, đu đủ, rau bina…
Chế độ ăn tiểu đường type 2: Hạn chế tối đa đồ ngọt
Đồ ngọt chứa nhiều đường chính là khắc tinh của người tiểu đường, cần kiêng tối đa nếu như không muốn đường huyết đột ngột tăng lên quá cao.
Các loại bánh kẹo, chocolate, nước ngọt có ga, sinh tố trái cây, đồ uống đóng chai… có nồng độ đường saccarose rất lớn. Khi vào trong cơ thể loại đường này sẽ dễ dàng chuyển hóa thành đường glucose và nhanh chóng được hấp thu vào trong máu. Nếu tiêu thụ nhiều đồ ăn ngày cùng một lúc sẽ khiến cho đường huyết của người bệnh tiểu đường tăng đột ngột dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Chế độ ăn tiểu đường type 2: Kiểm soát lượng tinh bột mỗi bữa ăn
Tinh bột cũng là loại thực phẩm mà người bệnh tiểu đường cần phải kiểm soát trong chế độ ăn uống. Tuy không làm đường huyết tăng lên nhanh chóng như các đồ ngọt nhưng tinh bột cũng làm đường huyết tăng cao vì sẽ chuyển hóa thành đường glucose tại đường ruột.
Bệnh nhân nên giảm lượng tinh bột trong các bữa ăn xuống vào thay thế bằng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp kể trên để không làm cho glucose máu tăng quá cao mà vẫn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho hoạt động của cơ thể.
Chế độ ăn tiểu đường type 2: Ăn tăng cường rau xanh
Đa phần các loại rau xanh đều có chỉ số đường huyết GI rất thấp nên bạn có ăn nhiều cỡ nào cũng hầu như không làm cho đường huyết tăng cao. Nhưng rau xanh còn có vai trò rất quan trọng nữa với người bệnh tiểu đường đó chính là sự bổ sung lượng chất xơ dồi dào.
Nếu bạn ăn nhiều rau xanh cùng với các loại thực phẩm chứa tinh bột trong các bữa ăn thì sẽ hạn chế được rất nhiều việc đường tăng nhanh. Vì chất xơ trong rau xanh sẽ làm cản trở, hạn chế, làm chậm sự hấp thu của đường glucose tại niêm mạc ruột.
Hơn nữa rau xanh còn là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Các dưỡng chất này có vai trò nhất định với người bệnh tiểu đường trong việc phòng ngừa biến chứng.
Chế độ ăn tiểu đường type 2: Uống nhiều nước Tại sao người bị đái tháo đường cần phải uống nhiều nước ? Ai cũng biết là nước rất cần thiết và quan trọng cho sức khỏe của con người chúng ta. Ai cũng cần phải uống đầy đủ nước mỗi ngày, đặc biệt là với người bệnh tiểu đường.
Bạn cần phải biết rằng ở tiểu đường sẽ khiến cho cơ thể của chúng ta bị mất nước, háo nước. Do đường trong máu tăng cao khiến cho cơ thể phải tăng cường đào thải đường ra bên ngoài qua đường niệu dẫn đến tiểu nhiều. Vì vậy người bệnh cần phải uống nhiều nước để bù đắp lại lượng đã mất đi mỗi ngày.
- Cơ chế tiểu đường bệnh sinh: loại 1, loại 2 và tiểu đường thai kỳ
- Tiểu đường tuýp 3 là gì? Có nguy hiểm như 2 tuýp không?
- Viện đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa ở đâu ?
- Định nghĩa đái tháo đường, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay đang vô cùng báo động
- Chuyên mục giải đáp: đái tháo đường và tiểu đường có giống nhau không ?
- Rối loạn đường huyết là gì? Các loại rối loạn đường huyết nguy hiểm
- Điều trị tăng đường huyết chọn thuốc tân dược hay thảo dược ?
- 3 nguyên nhân gây đái tháo đường nhiều người đang mắc phải
- Điều trị đái tháo đường thai kỳ vừa khó mà lại vừa dễ
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Lượng đường trong máu tăng cao có phải tiểu đường không?
- Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?
Gửi câu hỏi
Tags
.jpg)
Dấu hiệu các triệu chứng của bệnh tiểu đường

Cận thận: Bệnh tiểu đường biến chứng trên mắt, giảm thị lực, gây mù mắt

Tiền đái tháo đường, cẩn thận thành tiểu đường mãn tính

Phác đồ điều trị đái tháo đường type 2 có cần insulin không?

Chuyên mục giải đáp: đái tháo đường và tiểu đường có giống nhau không ?
