Chỉ số đường huyết bình thường và an toàn là bao nhiêu?
1944 lượt xemCác chuyên gia y tế cho biết, tùy theo lứa tuổi, tình trạng bệnh, mức độ biến chứng,… mà mỗi người có chỉ số đường huyết bệnh tiểu đường khác nhau. Thế nào là chỉ số đường huyết bình thường, chắc chắn không phải ai cũng đã nắm rõ.
Tổng quan về chỉ số đường huyết
Glucose (đường) là nguồn năng lượng chính của cơ thể và cũng là nguyên liệu quan trọng, cần thiết cho tổ chức não bộ và hệ thần kinh. Chỉ số đường huyết bình thường được y học đánh giá là an toàn phải đảm bảo:
– Chỉ số đường huyết bình thường khi đói ở mức từ 90 – 130mg/dl ( tương ứng với 5,0 – 7,2mmol/l).
– Chỉ số đường huyết bình thường sau ăn ở mức thấp hơn 180mg/dl (10mmol/l).
– Chỉ số đường huyết bình thường trước lúc đi ngủ thường dao động 110 – 150mg/dl (6,0 – 8,3mmol/l).
Xác định chỉ số đường huyết chẩn đoán bệnh tiểu đường
Để xác định mình có bị tiểu đường hay không, bạn hãy tự kiểm tra chỉ số đường huyết lúc đói hoặc sau ăn dựa trên bảng chỉ số đường huyết lúc bình thường và nguy hiểm.
Chỉ số đường huyết lúc đói nên được thực hiện vào buổi sáng, sau khi bạn nhịn ăn từ 8 – 10 tiếng. Với người bình thường, chỉ số đường huyết an toàn sẽ là từ 4,0 – 5,9 mmol/l (tương đương 72-108 mg/dl). Khi chỉ số này vượt quá 7mmol/l nghĩa là bạn có khả năng đã mắc bệnh tiểu đường.
Sau khi ăn 2 tiếng, bạn có thể kiểm tra chỉ số đường huyết để biết lượng đường trong máu và có cách điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Nếu chỉ số đường huyết sau ăn ở các mức:
– Dưới 7,8 mmol/l là chỉ số đường huyết bình thường và an toàn
– Từ 7,9 – 11,1 mmol/l là cảnh báo dấu hiệu tiền tiểu đường
– Nếu > 11,1 mmol/l thì nguy cơ cao bạn đã mắc bệnh tiểu đường
Bạn nên thường xuyên theo dõi bảng chỉ số đường huyết để biết mức đường huyết thấp, cao hay mức có thể chấp nhận được, tuy nhiên bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ để được hướng dẫn cụ thể và cho lời khuyên chính xác.
Để chẩn đoán tiểu đường chính xác nhất, bạn cần làm nghiệm pháp tăng đường huyết hoặc xét nghiệm chỉ số HbA1c. Đây là chỉ số kiểm soát đường huyết chuẩn xác mà không phụ thuộc vào thời điểm no hay đói. Chỉ số này bình thường nếu ở mức từ 5,5% – 6,2% là bình thường và cảnh báo tiểu đường nếu trên 7%.
Khổ qua, dây thìa canh – Thảo dược hỗ trợ ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng
Từ lâu, dây thìa canh hay khổ qua đã được biết đến và sử dụng trong dân gian như những loại thảo dược quý phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường rất tốt. Cả 2 đều có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, giảm lượng HbA1c và giúp ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường (đặc biệt là biến chứng tim mạch hay các biến chứng thần kinh ngoại biên).
Bên cạnh đó, linh chi, hoài sơn, thương truật, sinh địa, tảo Spirulina cũng đều là những “thần dược” rất được ưa chuộng để bồi bổ sức khỏe cơ thể, chống lão hóa, phòng ngừa nhiều bệnh như tim mạch, tiểu đường.
Nay với sự kết hợp của 7 loại thảo dược thiên nhiên trên có tác dụng làm giảm chỉ số HbA1c, được khuyến cáo sử dụng để làm tăng hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường, ổn định chỉ số đường huyết, ngăn ngừa biến chứng. Ngoài ra, chúng còn rất có ích cho những ai đang có nguy cơ cao mắc căn bệnh “tử thần” này.
Hi vọng rằng những kiến thức về chỉ số đường huyết bình thường trên đây cũng như cách ngăn chặn và phòng ngừa bệnh tiểu đường sẽ giúp bạn và những người thân luôn được khỏe mạnh, có một cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc!
- Triệu chứng bệnh tiểu đường ở phụ nữ
- Xét nghiệm đường huyết ở đâu chính xác nhất ?
- Dấu hiệu và cách ngăn ngừa bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?
- Kiểm soát bệnh tiểu đường không khó bạn cần nhớ 5 điều dưới đây
- Đái tháo đường thai kỳ và những điều cần phải biết
- Cách chữa tê bì chân tay ở bệnh nhân tiểu đường
- Khắc phục bệnh tiểu đường với BoniDiabet
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Hội chứng tăng glucose máu, cẩn thận biến chứng nguy hiểm
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
Gửi câu hỏi
Tags

Dấu hiệu và cách ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Chỉ số tiểu đường, chìa khóa phát hiện và kiểm soát bệnh hiệu quả

Giải pháp thắc mắc: tại sao bệnh tiểu đường vết thương lâu lành?

Giải pháp thắc mắc: Người bệnh tiểu đường có uống được mật ong không
.jpg)
Tăng đường huyết có phải là đái tháo đường không ?
.jpg)