Chia sẻ kiến thức: các nhóm thuốc tiểu đường thường dùng nhất
1501 lượt xemBạn có biết các nhóm thuốc tiểu đường không ? Có một thực tế đáng buồn là hiện nay căn bệnh tiểu đường vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hoàn toàn được cả. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người bệnh sẽ cần phải điều trị suốt đời để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Các nhóm thuốc tiểu đường chính được sử dụng nhiều nhất hiện nay là nhóm bổ sung insulin, nhóm sulfamid, nhóm bigunamid và nhóm thuốc acarbose
Nhóm thuốc bố sung insulin
Nói về tiểu đường thì không thể không nhắc đến insulin. Đây là một loại hormon nội tiết trong cơ thể có tác dụng điều hòa đường huyết bằng cách vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào. Thiếu hụt insulin, kháng insulin là 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đường huyết tăng cao ở người bệnh tiểu đường.
Insulin chỉ được bổ sung khi bệnh nhân bị thiếu hụt. Đó là trường hợp tiểu đường typ 1 và một vài trường hợp type 2. Hiện nay thì ngoài dùng đường uống thì insulin có thể được sử dụng ở dạng tiêm dễ dàng thông qua các bút tiêm hiện đại mang đến hiệu quả nhanh hơn và liều lượng chính xác hơn.
Tuy nhiên việc bổ sung insulin cần phải tuân thủ đúng những nguyên tắc và chỉ định từ bác sỹ để tránh gặp phải các tác dụng phụ như:
+ Tụt đường huyết quá mức: có thể do dùng quá liều insulin, hoặc người bệnh kiêng khem quá mức, bỏ ăn nhưng liều insulin không được giảm, hoặc một số nguyên nhân khác như: rối loạn tiêu hoá, stress, nhiễm trùng, do vận động quá mức...
+ Bị dị ứng thuốc: hiện tượng bị viêm, sưng tại chỗ tiêm hoặc có thể dị ứng nổi mẩn đỏ toàn thân.
+ Sự đề kháng insulin: hay còn gọi là tình trạng nhờn thuốc, thuốc mất tác dụng.
Người bệnh nên kết hợp dùng insulin với các nhóm thuốc tiểu đường khác hoặc các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để tăng cường hiệu quả cũng như giảm thiểu nguy cơ tác dụng phụ
Nhóm Sulfamid - 1 trong các nhóm thuốc tiểu đường thông dụng
Nhóm thuốc sulfamid là nhóm thuốc điều hòa đường huyết theo một số cơ chế: kích thích tế bào Beta tuyến tụy bài tiết, sản xuất hormon insulin, làm tăng độ nhạy cảm của insulin với cơ quan đích và làm giảm kháng insulin trong cơ thể.
Nhóm thuốc này còn có ưu điểm là hạn chế tổn thương võng mạc nhờ tác dụng giảm sự kết dính tiểu cầu, ngăn ngừa đông máu, giảm hoạt tính của những gốc tự do gây hại.
Sulfamid có 2 thế hệ chính là:
+ Thế hệ thứ nhất bao gồm các thuốc Tolbutamide (diabetol, tolbucal, xyclamid), Chlorpropamide (diabiner, galiron, melliner...) và Carbutamide.
+ Thế hệ thứ hai bao gồm: Glibenclamid (daonil, maninil...), Gliclazid (diamicron, predian) và Glimepirid.
Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc là dị ứng, rối loạn tiêu hóa, đau đầu nhẹ…
Nhóm thuốc tiểu đường Bigunamid
Nhóm thuốc này với các cơ chế ổn định đường huyết là tăng độ nhạy cảm của insulin, tăng sử dụng đường ở các tổ chức cơ, tăng chuyển hóa glucose thành glycogen và làm giảm sự hấp thu đường tại niêm mạc ruột.
Lưu ý về tác dụng phụ của nhóm thuốc bigunamid là có thể gây ra tình trạng nhiễm toan acid lactic nếu sử dụng liều cao trong một thời gian dài. Vì việc này sẽ khiến cho acid lactic được tạo ra nhiều trong cơ thể dẫn đến nhiễm độc
Ngoài ra thì người bệnh tiểu đường có thể bị những phản ứng phụ nhẹ như: chán ăn, buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hoá.
Nhóm Acarbose
Cuối cùng là các thuốc thuộc nhóm acarbose. Đây cũng là một trong các nhóm thuốc tiểu đường thường được sử dụng với cơ chế điều trị bệnh làm chậm quá trình phân hủy tinh bột (carbohydrate) từ thức ăn thành glucose. Nhờ đó mà tránh được tình trạng đường huyết tăng cao sau ăn.
Acarbose thường được dùng kèm để hỗ trợ thêm các nhóm thuốc khác vì hiệu quả điều hòa đường huyết là không cao.
Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng nhóm thuốc acarbose là dị ứng, rối loạn tiêu hóa, đi ngoài ra nước, chướng bụng đầy hơi, độc với gan…
- Chế độ ăn uống dành cho người bệnh tiểu đường
- Dấu hiệu các triệu chứng của bệnh tiểu đường
- Bệnh thận đái tháo đường, biến chứng nguy hiểm không ngờ
- Phác đồ điều trị đái tháo đường, dùng thuốc thôi là không đủ ?
- Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường type 2 là gì? Những biến chứng nguy hiểm
- Tiểu đường (đái tháo đường) là gì?
- Tiền đái tháo đường, cẩn thận thành tiểu đường mãn tính
- Biến chứng loét bàn chân đái tháo đường, cẩn thận nguy cơ tàn phế
- Hạ đường quyết là gì và cách cấp cứu khi bị hạ đường huyết
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Hội chứng tăng glucose máu, cẩn thận biến chứng nguy hiểm
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
Gửi câu hỏi
Tags

Xét nghiệm đường huyết ở đâu chính xác nhất ?

Chuẩn đoán đái tháo đường: dấu hiệu, phân loại

Bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn ? giai đoạn nào nguy hiểm nhất ?

Bạn có nhận biết sớm các biểu hiện của tiểu đường tuýp 2?

Chỉ số đường huyết cao có phải bị tiểu đường không
