Cơ chế tiểu đường bệnh sinh: loại 1, loại 2 và tiểu đường thai kỳ
3448 lượt xemCơ chế tiểu đường bệnh sinh là một phần kiến thức quan trọng mà chúng ta cần phải nắm được khi tìm hiểu về căn bệnh nội tiết phổ biến trên toàn thế giới này.
Với mỗi loại bệnh đái tháo đường khác nhau từ type 1, type 2 đến tiểu đường thai kỳ sẽ có cơ chế bệnh sinh riêng biệt:
Cơ chế tiểu đường bệnh sinh loại 1
Tiểu đường loại 1 có thể được xếp vào loại bệnh tự miễn. Do cơ chế bệnh sinh của loại này là do hệ miễn dịch tấn công và gây phá hủy các tế bào beta ở tuyến tụy. Mà các tế bào tuyến tụy là cơ quan sản xuất chính hormon điều hòa đường huyết insulin trong cơ thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt tuyệt đối.
Thiếu hụt lớn insulin sẽ khiến cho đường glucose ở trong máu không được chuyển vào trong tế bào. Vì vậy mà đường huyết lúc nào cũng ở mức cao dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Tiểu đường loại 1 sẽ tiến triển rất nhanh nếu không được chữa trị kịp thời người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm toan ceton, hôn mê bất tỉnh.
Nguyên nhân chính xác của tiểu đường loại 1 hiện nay vẫn chưa rõ. Nhưng các chuyên gia cho rằng một số yếu tố như: từng bị mắc bệnh tại tuyến tụy, nhiễm virus, di truyền (nếu trong gia đình có người từng bị căn bệnh này)… sẽ tác động vào khiến cho hệ miễn dịch hiểu nhầm rằng tế bào tụy là yếu tố lạ nên tấn công để loại bỏ.
Cơ chế tiểu đường bệnh sinh loại 2
Tiểu đường loại 2 được coi là thể bệnh đặc trưng nhất với số lượng người mắc phải chiếm đến 90% trên tổng số. Thể bệnh này lại được chia thành 2 trường hợp với cơ chế tiểu đường là phụ thuộc vào insulin và không phụ thuộc vào insulin.
Cơ chế tiểu đường loại 2 phụ thuộc vào insulin: Trường hợp này thì người bệnh cũng thiếu insulin nhưng chỉ ở mức tương đối chứ không tuyệt đối như type 1. Do chế độ ăn uống sinh hoạt của người bệnh thiếu khoa học dẫn đến tình trạng đường huyết tăng cao trong một thời gian dài. Ban đầu thì lượng insulin tiết ra vẫn đủ đáp ứng nhưng dần dần sẽ ngày càng thiếu hụt đi và không còn kiểm soát được đường huyết nữa dẫn đến bệnh tiểu đường.
Còn cơ chế tiểu đường loại 2 không phụ thuộc vào insulin thì là do sự đề kháng insulin trong cơ thể. Hormon insulin bị giảm độ nhạy cảm với các tế bào đích nên dù nồng độ vẫn bình thường nhưng tác dụng hạ đường huyết lại bị giảm đi.
Nguyên nhân có thể do trong cơ thể số lượng các thụ thể tiếp nhận insulin bị giảm sút hoặc do có sự biến đổi bất thường của các thụ thể insulin nên không thể tiếp nhận hormon này được nữa.
Chính do cơ chế bệnh sinh này mà tiểu đường loại 2 thường khởi phát từ từ qua một vài năm và người bệnh chỉ nhận biết được khi có một dấu hiệu bất thường nào đó hoặc đi đo nồng độ đường huyết.
Cơ chế tiểu đường thai kỳ
Cuối cùng là tiểu đường thai kỳ, trường hợp chỉ xảy ra ở phụ nữ khi mang bầu. Thể bệnh này có thể tự khỏi được sau một thời gian sinh nở nhưng chị em cần chú ý về lối sống và ăn uống vì nó có nguy cơ sẽ chuyển thành tiểu đường loại 2 mạn tính.
Cơ chế tiểu đường thai kỳ chính là do sự thay đổi nồng độ nội tiết hormon trong thai kỳ. Sự tăng lên của các hormon nữ như estrogen, progesterone sẽ tác động vào các thụ thể insulin ở trên tế bào đích, làm giảm độ nhạy cảm của insulin mà dẫn đến nồng độ đường huyết tăng cao. Ngoài ra thì khi mang thai cơ thể còn tiết ra một số hormon ảnh hưởng đến quá trình bài tiết insulin.
Bên cạnh đó, bà bầu chế độ ăn uống thường dư thừa chất dinh dưỡng cùng với việc tâm lý nhạy cảm, dễ căng thẳng trầm cảm cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đái tháo đường thai kỳ.
- Tiểu đường tuýp 3 là gì? Có nguy hiểm như 2 tuýp không?
- Viện đái tháo đường và rối loạn chuyển hóa ở đâu ?
- Định nghĩa đái tháo đường, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
- Thực trạng bệnh tiểu đường hiện nay đang vô cùng báo động
- Chuyên mục giải đáp: đái tháo đường và tiểu đường có giống nhau không ?
- Rối loạn đường huyết là gì? Các loại rối loạn đường huyết nguy hiểm
- Điều trị tăng đường huyết chọn thuốc tân dược hay thảo dược ?
- 3 nguyên nhân gây đái tháo đường nhiều người đang mắc phải
- Điều trị đái tháo đường thai kỳ vừa khó mà lại vừa dễ
- 7 yếu tố nguy cơ đái tháo đường bạn cần biết đề phòng bệnh
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Hội chứng tăng glucose máu, cẩn thận biến chứng nguy hiểm
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
Gửi câu hỏi
Tags

Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không ? Những biến chứng đáng lo nhất

Định nghĩa đái tháo đường, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục

7 yếu tố nguy cơ đái tháo đường bạn cần biết đề phòng bệnh

Những hiểu biết cơ bản về bệnh học đái tháo đường
