Đái tháo đường thai kỳ và những điều cần phải biết
941 lượt xemĐái tháo đường thai kỳ là một trong những trường hợp đặc biệt chỉ xuất hiện vào thời kỳ phụ nữ mang thai. Tình trạng này có thể tự mất đi sau khi sinh đẻ, nhưng có thể tái phát và trở thành tiểu đường typ 2 nếu nhưng không có các biện pháp phòng ngừa đúng cách. Nếu như chưa biết đến hoặc chưa hiểu rõ về bệnh tiểu đường khi mang bầu thì bạn cần đọc bài viết này để tự trang bị cho mình những kiến thức quan trọng.
Phụ nữ rất dễ bị đái tháo đường thai kỳ
Các số liệu thống kê trên thế giới đã cho thấy rằng tình trạng tiểu đường khi mang thai ở phụ nữ là khá phổ biến với tỷ lệ mắc phải là khoảng 3-7%. Nếu các bà bầu thấy có những dấu hiệu bất thường như: đi tiểu nhiều, khát nhiều, nước tiểu có kiến bâu, mắt bị mờ đi… thì đó có thể là bệnh tiểu đường. Để chẩn đoán chính xác hơn thì cần phải có một số xét nghiệm như: chỉ số đường huyết lúc đói lớn hơn 7mmol/l, chỉ số đường huyết lúc no lớn hơn 11,1 mmol/l hoặc chỉ số HbA1c lớn hơn 6.5%. Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đái tháo đường thai kỳ là do sự rối loạn nội tiết hormon và chế độ ăn uống thiếu khoa học khi mang thai của phái nữ.
Sự rối loạn nội tiết trong thai kỳ
Thay đổi nội tiết hormon trong cơ thể là hiện tượng mà bà bầu nào cũng gặp phải. Trong khi mang thai cơ thể của chị em sẽ bị rối loạn các hormon, đặc biệt là 2 hormon estrogen và progesterone. Sự thay đổi này có thể làm giảm sự nhạy cảm của insulin với tế bào, giảm tác dụng điều hòa đường huyết. Đồng thời ở thời kỳ này cơ thể phụ nữ cũng sinh ra một số hormon có tác dụng đề kháng insulin khiến insulin mất chức năng điều hòa đường huyết mà gây ra bệnh tiểu đường.
Chế độ ăn uống gây đái tháo đường thai kỳ
Thực tế là phụ nữ trong thời kỳ mang bầu sẽ phải ăn nhiều hơn bình thường vì nhu cầu năng lượng lúc này là rất lớn để nuôi dưỡng và duy trì sự phát triển của thai nhi. Việc ăn uống quá nhiều thời điểm, ăn quá thừa chất dinh dưỡng, nhất là các chất đường, tinh bột sẽ khiến cho đường huyết tăng cao. Khi đường huyết cứ duy trì liên tục ở ngưỡng như vậy sẽ dẫn tới tiểu đường. Hơn nữa do đường huyết tăng cao sẽ dẫn tới nhu cầu insulin của cơ thể cần phải
tăng hơn gấp 3-4 lần so với bình thường để đưa đường từ máu vào tế bào. Và khi đó tuyến tụy sẽ phải là việc nhiều hơn, lâu dài sẽ bị quá tải dẫn đến thiếu hụt insulin tương đối gây ra đái tháo đường.
Những hậu quả của tiểu đường cho cả mẹ và bé
Với mẹ, tình trạng tiểu đường có thể là tăng nguy cơ bị sinh non, sản giật cao gấp 4 lần so với bình thường. Cùng với đó là những nguy cơ nhiễm trùng, băng huyết sau sinh rất lớn…
Không những vậy căn bệnh này còn ảnh hưởng nhiều đến thai nhi:
+ Các vấn đề bất thường có thể xảy ra như: thai to, phì đại phủ tạng, thai lưu, tăng tỷ lệ mổ đẻ và tai biến sản khoa, tăng tỷ lệ nhập viện sơ sinh, tăng tỷ lệ tử vong chu sinh/tử vong sơ sinh.
+ Nguy hiểm hơn là chứng phổi chậm phát triển hô hấp kém, tim to, suy tim, đa hồng cầu, ảnh hưởng đến phát triển não bộ, hạ đường máu, hạ can-xi máu, tăng bilirubin máu sau sinh...
Làm gì khi bị đái tháo đường thai kỳ
Nếu như phát hiện mình bị tiểu đường khi mang thai thì điều đầu tiên là chị em cần phải điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt:
+ Về chế độ ăn uống: hạn chế đồ ngọt chứa nhiều đường, các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đồ ăn nhiều dầu mỡ, ăn tăng cường rau xanh và trái cây ít ngọt… chú ý uống nhiều nước.
+ Về sinh hoạt cần phải ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya, thư giãn tinh thần mỗ khi cảm thấy căng thẳng, lo lắng nhiều.
Sau khi thay đổi tích cực lối sống mà nồng độ đường huyết vẫn không được cải thiện thì lúc đó các mẹ sẽ cần phải điều trị bằng các biện pháp chuyên khoa.
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
- Hội chứng tăng glucose máu, cẩn thận biến chứng nguy hiểm
Gửi câu hỏi
Tags

Chuẩn đoán tiểu đường thế nào? ở đâu chính xác nhất?

Người bị tiểu đường không nên ăn gì? Các loại đồ ăn cần tránh xa

Giải đáp thắc mắc về bệnh tiểu đường gây vô sinh

Yếu sinh lý và bệnh tiểu đường, mối liên quan mật thiết không nên bỏ qua

Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2: Nên ăn và kiêng ăn gì?
