Giải pháp thắc mắc: tại sao bệnh tiểu đường vết thương lâu lành?
3170 lượt xemTại sao bệnh tiểu đường vết thương lâu lành ? Đó là một hiện tượng thường gặp ở những người bệnh tiểu đường. Nếu đã bị mắc phải căn bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính này rồi thì chỉ cần một vết xước nhỏ hay một vết thương nhẹ thôi cũng rất khó lành lặn và nguy cơ trở thành vết loét nặng là rất cao. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này ở bài viết dưới đây nhé !
Tại sao bệnh tiểu đường vết thương lâu lành ?
Vết thương lâu lành là một biến chứng trên da của người tiểu đường. Tại sao lại như vây ? Nguyên nhân nằm ở bản chất của bệnh đái tháo đường. Đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa nội tiết mạn tính khi mà hormond điều hòa đường huyết insulin bị thiếu hụt hoặc không phát huy được công dụng của mình (kháng insulin) dẫn đến tình trạng trong máu nồng độ đường glucose tăng lên quá cao.
Chúng ta cần phải hiểu rằng môi trường mà có nồng độ đường cao là môi trường vô cùng thuận lợi để các vi khuẩn phát triển và sinh sản. Chỉ cần người bệnh tiểu đường bị một vết xước nhỏ hoặc tổn thương ngoài da rất nhẹ thôi cũng khó có thể hồi phục nhanh được. Do những vi khuẩn gây hại phát triển ở các vết thương này gây viêm nhiễm nặng nề hơn.
Thậm chí nếu không chú ý, không phát hiện ra sớm vết thương hoặc không xử lý đúng cách kịp thời thì vết thương sẽ ngày càng trở nên nặng nề khó kiểm soát. Và đã có rất nhiều trường hợp người bệnh tiểu đường bị hoại tử da từ những vết thương lâu lành dẫn đến phải cắt bỏ đi những bộ phận này để tránh lan tỏa, nguy hiểm đến tính mạng.
Vết thương hoại tử ở trên da thường gặp nhất ở người bệnh tiểu đường là tại vị trí bàn chân. Do đây là vùng ít được chú ý, ở xa trung tâm cũng như là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với mặt đất nên rất dễ bị tổn thương chầy da. Biến chứng bàn chân trong đái tháo đường có tỷ lệ khá cao chỉ sau một số biến chứng trên mắt, thần kinh…
Khắc phục tình trạng vết thương lâu lành cho người bệnh tiểu đường
Ở người bệnh tiểu đường chỉ khi bị những vết thương ẩn không phát hiện ra thì mới trở thành biến chúng nguy hiểm. Các nhà khoa học đã khẳng định rằng nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời các vết thương ở ngoài da thì có thể ngăn chặn được biến chứng hoại tử đến 85%.
Để phòng ngừa các biến chứng tiểu đường nói chung và biến chứng trên da nói riêng thì người bệnh cần phải chú ý đến những lời khuyên ở dưới đây:
+ Thường xuyên kiểm tra đường huyết để đề phòng chỉ số này tăng lên quá cao bất thường mà gây nguy hiểm.
+ Luôn tuân thủ đúng các nguyên tắc trong phác đồ điều trị cũng như lời khuyên từ chuyên gia.
+ Xây dựng lối sống khoa học cả về chế độ ăn uống, sinh hoạt làm việc cũng như tập luyện thể dục thể thao để kiểm soát đường huyết tốt cũng như phòng ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm.
+ Thường xuyên chú ý đến da để phát hiện ra những vết thương, tổn thương bất thường để xử lý kịp thời.
+ Chú ý nên đi tất hoặc dép kể cả ở trong nhà để tránh việc bàn chân bị thương. Và nên vệ sinh chân thường xuyên bằng nước muối rồi lau khô.
+ Nếu có những vết thương kéo dài mà không lành được thì nhanh chóng đến các cơ sở y tế để xử lý, khắc phục kịp thời.
Qua bài viết “tại sao bệnh tiểu đường vết thương lâu lành” này hy vọng rằng bạn đọc đã có thêm được nhiều kiến thức quan trọng và bổ ích trong cuộc sống. Nếu như còn có bất kỳ thắc mắc gì về sức khỏe cũng như các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường, mọi người có thể liên hệ trực tiếp đến tổng đài miễn phí 18001044 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể.
- Bệnh tiểu đường ở người trẻ tuổi, đừng tưởng chỉ có type 1
- Mười loại rau củ tốt cho bệnh nhân tiểu đường
- Tầm soát bệnh đái tháo đường ở người khỏe mạnh
- Bạn có nhận biết sớm các biểu hiện của tiểu đường tuýp 2?
- Yếu sinh lý và bệnh tiểu đường, mối liên quan mật thiết không nên bỏ qua
- 5 bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất khi mắc bệnh tiểu đường
- 4 nguyên tắc giúp bệnh nhân tiểu đường cả đời không lo suy thận
- Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất
- Dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường
- Que thử đường huyết có chính xác không ? Dùng như thế nào ?
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
- Hội chứng tăng glucose máu, cẩn thận biến chứng nguy hiểm
Gửi câu hỏi
Tags
.jpg)
Bệnh tiểu đường có di truyền không ? Con gái có nguy cơ mắc bệnh

Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối: nhiều biến chứng nguy hiểm tính mạng

Mắc bệnh tiểu đường vẫn sống khỏe tới 80 tuổi

Giải đáp thắc mắc về bệnh tiểu đường gây vô sinh

Ăn gì phòng bệnh tiểu đường ? 6 loại thực phẩm nên bổ sung đều đặn
