Hội chứng tăng glucose máu, cẩn thận biến chứng nguy hiểm
14629 lượt xemBạn có biết hội chứng tăng glucose máu nguy hiểm đến mức nào không ? Bình thường nồng độ glucose trong máu của chúng ta có thể tăng lên cao vì những lý do thông thường như ăn nhiều chất ngọt, chất đường bột. Nhưng nếu đường huyết liên tục ở mức cao mà không có lý do thì đó chính là bệnh đái tháo đường mạn tính đấy. Cần phải điều trị cẩn thận để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm.
Hội chứng tăng glucose máu là bệnh như thế nào ?
Hội chứng tăng glucose máu là trạng thái bệnh lý mà nồng độ đường trong máu lúc đói vượt qua ngưỡng an toàn (100 mg/dL hoặc 5,6 mmol/L):
+ Nếu mức đường huyết mới chỉ tăng nhẹ trong khoảng 7,8-11,1 mmol/l hoặc 140 - 200 mg/dL thì được gọi là tiền đái tháo đường.
+ Còn nếu mức đường huyết tăng quá 126mg/dL (7mmol/l) thì sẽ là bệnh đái tháo đường.
Ngoài ra thì hội chứng tăng glucose máu có thể được chẩn đoán chính xác hơn bằng nghiệm pháp dung nạp glucose (nếu chỉ số đường huyết cao hơn mức 7,8 mmol/l hoặc 140 mg/dL) hoặc bằng phương pháp đo HbA1c (nếu chỉ số này vượt quá 5,7%).
Cách nhận biết hội chứng tăng glucose máu
Ở giai đoạn đầu của hội chứng tăng glucose máu, tức là giai đoạn tiền tiểu đường thì người bệnh gần như không có bất kỳ biểu hiện triệu chứng bất thường gì cả. Vì lúc này mức glucose trong máu mới chỉ tăng nhẹ, chưa ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động chức năng bình thường của cơ thể. Cách phát hiện bệnh duy nhất lúc này là phải thường xuyên đi khám định kỳ sức khỏe, đo chỉ số đường huyết. Ở giai đoạn này nếu người bệnh biết mà điều trị cùng với việc thay đổi lối sống khoa học thì có thể hoàn toàn chữa khỏi được.
Nếu không phát hiện được trong giai đoạn đầu thì hội chứng tăng glucose trong máu sẽ tiến triển một cách âm thầm từ từ sang giai đoạn mạn tính và sẽ không thể chữa khỏi được hoàn toàn. Khi nồng độ đường huyết tăng lên quá cao thì
người bệnh sẽ có các biểu hiện triệu chứng đặc trưng như:
+ Đi tiểu nhiều, khát nhiều, uống nhiều.
+ Đói nhiều, ăn nhiều, gầy đi.
Đến giai đoạn này rồi mà người bệnh không được chữa trị đúng cách thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Biến chứng nguy hiểm của hội chứng tăng glucose máu
Người bị hội chứng tăng glucose máu có thể gặp rất nhiều biến chứng khác nhau trên mắt, tim mạch, thận, thần kinh, da…
Trong đó nguy hiểm nhất là biến chứng tim mạch. Do nồng độ đường trong máu ở mức cao khiến cho người bệnh dễ gặp phải những bất thường trong chức năng tuần hoàn máu như tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, nặng hơn thì sẽ là sự lắng đọng mỡ xấu, cholesterol ở thành mạch gây xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Tiếp đến là biến chứng xảy ra trên cơ quan thận. Thận sẽ phải làm việc nhiều hơn trong điều kiện máu dư thừa glucose dẫn đến quá tải, suy giảm chức năng và lâu dần sẽ gây ra suy thận mạn tính.
Các biến chứng trên mắt bao gồm: mắt mờ, suy giảm thị lực, bệnh võng mạc, giác mạc, đục thủy tinh thể, thậm chí là nguy cơ mù lòa.
Biến chứng thần kinh có thể là viêm dây thần kinh, rối loạn cảm giác, tê bì chân tay…
Cuối cùng là biến chứng trên da rất phổ biến: viêm nhiễm, lở loét, bong tróc do vi khuẩn tấn công
Cách phòng ngừa hội chứng tăng glucose máu
Phòng ngừa hội chứng tăng glucose máu hay bệnh đái tháo đường không hề khó như bạn nghĩ. Chỉ cần chú ý những điểm sau đây, bạn sẽ không còn phải lo lắng về căn bệnh này:
+ Ăn uống đúng cách, cân bằng giữa các chất dinh dưỡng từ chất đạm, chất đường bột, chất béo, đến chất xơ. Không nên ăn quá nhiều một loại chất gì cả, đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột.
+ Uống nhiều nước mỗi ngày: không chỉ để phòng căn bệnh này mà còn tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nữa.
+ Hạn chế các thói quen xấu như uống rượu bia, dùng chất kích thích, đặc biệt là hút thuốc lá.
+ Thường xuyên tập thể dục, vận động cơ thể đều đặn mỗi ngày.
+ Nên định kỳ đi khám, đánh giá sức khỏe để phát hiện sớm những biểu hiện bất thường trong cơ thể.
- Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường và triệu chứng
- Biến chứng đái tháo đường type 2, hãy phòng trước khi quá muộn
- Phác đồ điều trị đái tháo đường type 2 có cần insulin không?
- Phương pháp điều trị tiểu đường ở nhà
- Những hiểu biết cơ bản về bệnh học đái tháo đường
- Chuẩn đoán đái tháo đường: dấu hiệu, phân loại
- Những biểu hiện và biến chứng của bệnh án tiểu đường
- 3 cách xét nghiệm người bệnh tiểu đường cần biết
- Chuẩn đoán tiểu đường thế nào? ở đâu chính xác nhất?
- Rối loạn dung nạp đường (GLUCOSE) là bệnh gì? có nguy hiểm không?
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Lượng đường trong máu tăng cao có phải tiểu đường không?
- Hội chứng tăng glucose máu, cẩn thận biến chứng nguy hiểm
Gửi câu hỏi
Tags

Phác đồ điều trị đái tháo đường type 2 có cần insulin không?

Bệnh tiểu đường ăn trái cây gì tốt?
.jpg)
10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường

Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2: Nên ăn và kiêng ăn gì?

Tiểu đường loại 2 - Tiến triển nặng của tiểu đường loại 1?
