Làm thế nào để đường huyết bình thường, an toàn không nguy hiểm ?
2289 lượt xemChế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện vận động.. là những yếu tố chính ảnh hưởng đến nồng độ đường huyết ở trong cơ thể chúng ta. Để đường huyết bình thường ổn định thì chúng ta cần phải có chế độ ăn uống khoa học, lối sống sinh hoạt lành mạnh, vận động và tập luyện hợp lý…
Đường huyết bình thường rất quan trọng với sức khỏe
Chính vì mức đường huyết bình thường quan trọng nên cơ thể của chúng ta sẽ luôn tìm cách điều hòa và kiểm soát nó trong khoảng an toàn:
+ Khi đường huyết tăng lên cơ thể sẽ tăng cường bài tiết hormon insulin tại tuyến tụy. Insulin sẽ giúp đưa lượng đường dư thừa từ máu vào trong các tế bào cơ, mỡ và gan để dự trữ dưới dạng glycogen.
+ Và ngược lại khi đường huyết tụt xuống thì cơ thể sẽ tiết ra hormon glucagon.
Hormon này sẽ tăng cường chuyển hóa glycogen thành glucose để nâng mức đường huyết lên.
Trong cơ thể của chúng ta glucose cùng với acid amin và chất béo là những dưỡng chất quan trọng để tạo ra năng lượng phục vụ cho các hoạt động chức năng, chuyển hóa. Đặc biệt glucose là nguyên liệu chính cho hoạt động của não bộ.
Thiếu hụt glucose (tụt đường huyết) các tế bào thần kinh và não bộ sẽ không thể hoạt động tốt, xử lý thông tin kém và nặng hơn có thể gây ngất xỉu, đột quỵ, hôn mê.
Đường huyết cao hơn mức bình thường cũng không hề tốt. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ trở thành bệnh tiểu đường mạn tính với rất nhiều biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thận, thần kinh, mắt và da.
Cách kiểm soát đường huyết bình thường, ổn định
Như đã nhắc đến ở phần mở đầu của bài viết để đường huyết bình thường, ổn định trong khoảng an toàn thì chúng ta cần phải kiểm soát lối sống lành mạnh khoa học về cả chế độ ăn uống, những thói quen sinh hoạt, làm việc và chế độ tập luyện:
+ Về chế độ ăn uống thì cần phải đảm bảo một thực đơn dinh dưỡng hằng ngày cân bằng hợp lý giữa các chất, nhất là không nên ăn quá nhiều các chất đường bột. Luôn luôn ghi nhớ bổ sung đầy đủ chất xơ từ các loại thực phẩm rau xanh, hoa quả, trái cây để kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng thừa cân béo phì và đường huyết cao. Chú ý uống đầy đủ nước mỗi ngày, tránh dùng nước đóng chai, nước ngọt có ga chứa nhiều đường…
+ Về lối sống sinh hoạt cần phải hạn chế các thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường mạn tính như: nhậu nhẹt nhiều, uống bia rượu, hút thuốc lá,
thức khuya, suy nghĩ nhiều, căng thẳng đầu óc, stress thường xuyên…
+ Nên tập luyện thể dục thể thao, tăng cường vận động đều đặn hằng ngày để nâng cao sức khỏe, thể chất, tăng khả năng hoạt động của hormon insulin giúp điều hòa đường huyết ổn định.
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Phương pháp trị tiểu đường tốt nhất hiện nay
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- Người bị tiểu đường nên ăn gì để gì để đường huyết đẹp, phòng biến chứng
- Cẩm nang về điều trị bệnh tiểu đường
- Chỉ số HbA1c là gì? Ý nghĩa, tầm quan trọng với người bệnh tiểu đường
- Người bệnh tiểu đường ăn được bánh bao không ?
- Ăn gì phòng bệnh tiểu đường ? 6 loại thực phẩm nên bổ sung đều đặn
- Vitamin C và Bệnh tiểu đường
- Vai trò quan trọng của việc ăn cá với bệnh tiểu đường
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Hội chứng tăng glucose máu, cẩn thận biến chứng nguy hiểm
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
Gửi câu hỏi
Tags
Người bị tiểu đường nên ăn gì để gì để đường huyết đẹp, phòng biến chứng

Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? 5 Loại rau củ tốt nhất

Chỉ số đường huyết cao có phải bị tiểu đường không

6 biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh tiểu đường
