Lượng đường trong máu tăng cao có phải tiểu đường không?
7768 lượt xemLượng đường trong máu tăng cao có phải tiểu đường không chắc hẳn là thắc mắc muốn được giải đáp của rất nhiều người hiện nay. Vì có lẽ tiểu đường là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất có thể đe dọa đến tính mạng của chúng ta.
Cùng tìm hiểu kỹ hơn ở bài viết dưới đây nhé !
Lượng đường trong máu ở mức độ nào là bình thường
Trước tiên chúng ta cần hiểu đường trong máu hay đường huyết là gì ? Khi chúng ta ăn, thức ăn sẽ được tiêu hóa, phân giải và chuyển thành các chất dinh dưỡng.
Với các loại thức ăn chứa đường và tinh bột thì sau quá trình tiêu hóa sẽ chuyển thành glucose. Sau đó glucose sẽ được hấp thu tại máu ở niêm mạc ruột non.
Lượng đường trong máu của chúng ta có thể hiểu đơn giản là nồng độ của glucose ở trong đó.
Thực tế thì lượng đường trong máu sẽ không cố định tại một con số mà sẽ dao động trong một khoảng an toàn cho phép. Sự thay đổi này dễ nhận thấy nhất là lúc đói hoặc lúc no:
+ Lúc đói thì lượng đường trong máu sẽ thấp
+ Lúc no thì lượng đường trong máu cao, nhất là nếu ăn nhiều đồ ngọt, thực phẩm giàu chất tinh bột.
Chỉ số đường huyết ở người bình thường sẽ nằm trong khoảng:
+ 70 -100 mg/dL hoặc 3,9 - 5,6 mmol/L vào lúc đói: nghĩa là không ăn gì trong khoảng thời gian ít nhất là 6 giờ (thường đo vào buổi sáng sau khi thức dậy và chưa ăn).
+ Không vượt quá 140 mg/dL hay 7,8 mmol/L vào lúc no, nghĩa là sau khi ăn khoảng 2 giờ.
Lượng đường trong máu tăng cao có phải là tiểu đường không ?
Có những trường hợp mà lượng đường trong máu luôn nằm ngoài khoảng an toàn bình thường. Và khi vượt quá một ngưỡng nhất định thì sẽ được gọi là bệnh tiểu đường hay đái tháo đường. Tuy nhiên một số trường hợp mới chỉ cao hơn 1 chút so với mức an toàn chưa đến mức bệnh lý thì được gọi là tiền đái tháo đường.
Lượng đường huyết trong máu tăng cao được gọi là bệnh tiểu đường khi:
+ Lúc đói vượt quá: 126mg/dL (7mmol/l).
+ Lúc no vượt mức: 200 mg/dL (11.1 mmol/L).
+ Hoặc chính xác hơn thì người bệnh sẽ được đo đường huyết bằng nghiệm pháp dung nạp glucose: người bệnh khi đói sẽ được sử dụng 75g glucose rồi sau mỗi khoảng 2 giờ sẽ đo lượng đường trong máu.
Còn với trường hợp tiền đái tháo đường thì:
+ Lượng đường trong máu đo lúc đói sẽ vượt qua mức 100 mg/dL (5,6 mmol/L) nhưng vẫn thấp hơn mức 126mg/dL (7mmol/l).
+ Lúc no thì lượng đường trong máu sẽ ở trong khoảng: 7,8-11,1 mmol/l hoặc 140- 200 mg/dL.
Do đó để tránh những hậu quả nguy hiểm thì ngay từ khi chưa bị bệnh, chúng ta cần phải luôn có các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát tốt nồng độ đường huyết.
Cách phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất
Bệnh tiểu đường type 1 hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào có thể phòng ngừa được vì đây là trường hợp rối loạn tự miễn do chính hệ miễn dịch trong cơ thể chúng ta gây ra. Nhưng với type 2 – loại tiểu đường đông đảo nhất chiếm đến 90% các trường hợp thì chúng ta hoàn toàn có thể phòng, giảm thiểu nguy cơ bằng một lối sống khoa học lành mạnh:
+ Hãy luôn duy trì cân nặng, trọng lượng cơ thể ở mức cân bằng tránh thừa cân béo phì.
+ Hoạt động thể chất, vận động thường xuyên: các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng mức độ hoạt động thể chất cao hơn (hơn 90 phút mỗi ngày) giúp giảm 28% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
+ Chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng: thực đơn hằng ngày giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, chọn chất béo tốt, chất béo không bão hòa (các loại hạt, dầu thực vật và cá). Hạn chế đồ uống có đường, ăn ít thịt đỏ và các loại mỡ xấu, chất béo bão hòa…
+ Không hút thuốc lá vì đây là yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc tiểu đường cũng như làm gia tăng nguy cơ gặp phải biến chứng.
- Tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không ? Những biến chứng đáng lo nhất
- Bệnh đái tháo đường type 2 là gì?
- Bệnh đái tháo đường là gì? Căn bệnh mãn tính nguy hiểm hàng đầu thế giới
- Phác đồ điều trị tiểu đường bộ y tế tiêu chuẩn cho người bệnh
- Chia sẻ kiến thức y khoa: phác đồ điều trị tiểu đường type 1
- Bệnh tiểu đường có di truyền không ? Con gái có nguy cơ mắc bệnh
- Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?
- Các chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường type 2 và 6 nguyên tắc không được quên
- Cơ chế tiểu đường bệnh sinh: loại 1, loại 2 và tiểu đường thai kỳ
- Tiểu đường tuýp 3 là gì? Có nguy hiểm như 2 tuýp không?
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
- Hội chứng tăng glucose máu, cẩn thận biến chứng nguy hiểm
Gửi câu hỏi
Tags

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Bệnh tiểu đường ăn trái cây gì tốt?

Bệnh tiểu đường có lây nhiễm không?

Bệnh đái tháo đường type 2 là gì?

Các chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường type 2 và 6 nguyên tắc không được quên
