Những hiểu biết cơ bản về bệnh học đái tháo đường
1218 lượt xemBệnh tiểu đường (đái tháo đường) đang trở thành một căn bệnh phổ biến với con số thống kê 3,53 triệu người Việt mắc phải (theo Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF) năm 2017) và trên 70% bệnh nhân không được phát hiện và điều trị. Đây là căn bệnh không lây nhiễm, nếu được điều trị thích hợp sẽ không ảnh hưởng gì tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân hiểu biết sai lệch hoặc không đầy đủ về bệnh học đái tháo đường nên gây ra những biến chứng tiểu đường nguy hiểm.
1. Kiến thức cơ bản về bệnh học đái tháo đường
Theo WHO định nghĩa năm 2002: đái tháo đường là một bệnh mạn tính gây ra do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc tác dụng insulin không hiệu quả do nguyên nhân mắc phải và/hoặc do di truyền với hậu quả tăng glucose máu.
Với định nghĩa như vậy, tiểu đường có 2 type:
- Đái tháo đường type 1: xảy ra khi tuyến tụy mất khả năng tiết insulin, vì vậy người bệnh bắt buộc phải bổ sung insulin suốt đời (tiểu đường phụ thuộc insulin)
- Đái tháo đường type 2: xảy ra khi tuyến tụy sản xuất không đủ insulin, hoặc có đủ nhưng lại hoạt động không hiệu quả (còn gọi là đề kháng insulin), hoặc kết hợp cả hai. Tiểu đường typee 2 chiểm tới 90% các trường hợp mắc bệnh, chủ
yếu liên quan tới tình trạng thừa cân béo phì, chế độ ăn nhiều chất béo, chất đường, ít vận động
Ngoài ra, trong bệnh học đái tháo đường còn có thêm 1 loại nữa là tiểu đường thai kỳ: là tình trạng tăng đường huyết chỉ xảy ra trong giai đoạn mang thai. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ hocmon khi mang thai và thay đổi về chế độ ăn. Bình thường tiểu đường thai kỳ sẽ tự hết sau khi sinh, nhưng cũng có nhiều trường hợp tiến triển thành tiểu đường type 2.
2. Hiểu rõ bệnh học đái tháo đường để tăng hiệu quả điều trị
Với bệnh đái tháo đường, việc chẩn đoán và điều trị chủ yếu dựa trên chỉ số đường huyết. Theo bệnh học đái tháo đường, mỗi type đái tháo đường lại có hướng điều trị khác nhau:
- Đái tháo đường type 1: có đặc điểm khởi phát bệnh đột ngột, cấp tính với những triệu chứng rầm rộ như tiểu nhiều, khát nhiều, gầy nhiều. Bệnh có xu hướng phát triển nhanh chóng và mức độ nghiêm trọng hơn trông thấy, nếu không phát hiện và xử lý kịp thời dễ gây ra biến chứng nguy hiểm như nhiễm toan ceton, ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Trong bệnh tiểu đường type 1, các tế bào beta tuyến tụy bị hủy hoại nên không tiết ra được insulin cho cơ thể. Lúc này bệnh nhân cần phải được điều trị bằng insulin.
- Ở đái tháo đường type 2: các triệu chứng bệnh tiểu đường hầu như rất nhẹ và ít, khởi phát từ từ nên hầu như người bệnh đều bỏ qua và không biết mình mang bệnh. Bệnh nhân tiểu đường type 2 vẫn còn khả năng tiết insulin nên có thể điều trị với thuốc hoặc kết hợp dùng thuốc với tiêm insulin.
- Tiểu đường thai kỳ: có thể được kiểm soát bằng chế độ ăn và tập luyện khoa học.
Nếu vấn không kiểm soát được đường huyết, người mẹ cần tiêm insulin.
Tuy nhiên, trong bệnh học đái tháo đường mục đích điều trị chung vẫn là giữ đường huyết giảm và ổn định trong mức an toàn. Để kiểm soát đường huyết hiệu quả, tránh biến chứng, bệnh nhân tiểu đường nói chung cần:
+ giảm bớt lượng tinh bột, tránh các loại bánh mỳ, bánh ngọt, đồ uống ngọt, kẹo, đường và những chất kích thích.
+ Chế biến thức ăn dưới dạng luộc và nấu chín là chính, hạn chế đồ chiên, rán, đồ ăn nhanh
+ Tuân thủ nguyên tắc thức ăn đa dạng, nhiều thành phần, ưu tiên lựa chọn các thực phẩm lành mạnh như rau củ, ngũ cốc nguyên hạt… giúp giữ ổn định đường huyết. Nên ăn ít, chia thành nhiều bữa.
+ Thường xuyên tập luyện thể dục, thường khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày, từ 3-5 ngày mỗi tuần, có thể tập các loại vận động như đi bộ, chạy, bơi, đi xe đạp…
+ Một số thảo dược có tác dụng hạ đường huyết như dây thìa canh, mướp đắng, hạt methi, nha đam, cây cà ri, cây húng quế, lá xoài… Người bệnh nên kết hợp thêm để giảm lượng thuốc tây cần sử dụng mà vẫn kiểm soát tốt đường huyết.
- Chuẩn đoán đái tháo đường: dấu hiệu, phân loại
- Những biểu hiện và biến chứng của bệnh án tiểu đường
- 3 cách xét nghiệm người bệnh tiểu đường cần biết
- Chuẩn đoán tiểu đường thế nào? ở đâu chính xác nhất?
- Rối loạn dung nạp đường (GLUCOSE) là bệnh gì? có nguy hiểm không?
- 6 biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh tiểu đường
- Đừng chủ quan, đường huyết thấp cũng nguy hiểm như tăng đường huyết vậy!
- Chia sẻ kiến thức: các nhóm thuốc tiểu đường thường dùng nhất
- Chế độ ăn uống dành cho người bệnh tiểu đường
- Dấu hiệu các triệu chứng của bệnh tiểu đường
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?
- Hội chứng tăng glucose máu, cẩn thận biến chứng nguy hiểm
Gửi câu hỏi
Tags

Phác đồ điều trị đái tháo đường type 2 có cần insulin không?
.jpg)
Dấu hiệu các triệu chứng của bệnh tiểu đường

Dấu hiệu và biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Đái tháo đường type 1 căn bệnh nguy hiểm ở giới trẻ
.jpg)
10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
