Rối loạn đường huyết là gì? Các loại rối loạn đường huyết nguy hiểm
5954 lượt xemMức độ đường huyết có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của chúng ta. Nếu tình trạng rối loạn đường huyết xảy ra thì cũng đồng nghĩa với việc cơ thể đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng đấy. Bạn đã biết rối loạn đường huyết là gì và có những loại rối loạn đường huyết nào chưa ? Nếu chưa thì hãy đọc bài viết này để có được những kiến thức cần thiết nhất nhé !
Rối loạn đường huyết là gì ?
Trước khi giải đáp thắc mắc “rối loạn đường huyết là gì”, chúng tôi muốn người đọc hiểu rõ về đường huyết trước. Đường huyết là một chỉ số phản ánh nồng độ đường glucose ở trong máu của chúng ta ở mức độ nào.
Bình thường glucose ở trong máu sẽ được chuyển vào trong tế bào để sản xuất ra năng lượng cho cơ thể khi cần thiết. Nếu glucose dư thừa sẽ được tích lũy dưới dạng glycogen dự trữ ở gan và nếu thiếu thì glycogen sẽ lại chuyển hóa thành glucose để tăng đường huyết lên. Do đó đường huyết của chúng ta luôn được duy trì ở mức an toàn, ổn định.
Chỉ số đường huyết được cho là bình thường nếu chỉ dao động trong khoảng: 70 - 100 mg/dL hoặc 3,9 - 5,6 mmol/L. Nếu như đường huyết của chúng ta thường xuyên không nằm trong khoảng này thì sẽ được gọi là rối loạn đường huyết:
+ Nếu đường huyết lớn hơn mức bình thường là tình trạng rối loạn đường huyết cao hay tăng đường huyết.
+ Nếu đường huyết thấp hơn bình thường là tình trạng rối loạn đường huyết thấp hay tụt đường huyết.
Rối loạn đường huyết cao (tăng đường huyết)
Đường huyết cao nếu chỉ xảy ra ở một số thời điểm nhất định thì sẽ không đáng lo ngại. Vì đây chỉ là tình trạng tăng đường huyết do sinh lý bởi một số nguyên nhân như: ăn nhiều đồ ngọt, ăn nhiều tinh bột, thức khuya nhiều, căng thẳng stress kéo dài… Lúc này thì cơ thể có thể tự điều chỉnh lại được bằng cách tiết ra nhiều hormon insulin. Hormon này sẽ đưa glucose từ máu vào tế bào để giảm đường huyết xuống.
Nhưng nếu tình trạng đường huyết xảy ra thường xuyên, liên tục mà cơ thể không tự điều chỉnh lại được thì đó lại là tình trạng bệnh lý, còn được gọi là tiểu đường hay đái tháo đường. Tiểu đường có lẽ là căn bệnh đã quá phổ biến trong xã hội của chúng ta.
Tăng đường huyết bệnh lý mạn tính liên quan chủ yếu đến hormon insulin. Khi hormon insulin bị thiếu hụt hoặc không đủ để đáp ứng với nhu cầu của cơ thể, hoặc sự kháng insulin thì sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Rối loạn đường huyết thấp (hạ đường huyết)
Khác với tăng đường huyết, nếu bị hạ đường huyết chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy với các biểu hiện đặc trưng như: hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi… nếu nặng có thể dẫn đến ngất xỉu.
Tụt đường huyết có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào nếu như chúng ta quá đói, ăn không đúng giờ, bỏ bữa, nhịn ăn, ăn kiêng quá mức, ăn thiếu chất dinh dưỡng, thiếu năng lượng… hoặc đột ngột vận động mạnh, tập thể dục, chơi thể thao quá sức, vượt mức bình thường của cơ thể …
Ở những người bệnh tiểu đường hạ đường huyết có thể xảy ra khi sử dụng các thuốc điều trị quá liều hoặc người bệnh dùng thuốc không đúng thời điểm.
Ngoài ra một số nguyên nhân khác có thể là do sự rối loạn nồng độ hormon nội tiết trong cơ thể hay các bệnh lý về gan, thân, tuyến giáp, ung thư…
Qua bài viết “rối loạn đường huyết là gì” này, chúng ta đã hiểu rõ hơn về bản chất của tình trạng bệnh lý này cũng như 2 loại rối loạn đường huyết dễ gặp phải nhất.
Nếu còn có bất cứ thắc mắc gì cần được giải đáp, độc giả có thể liên hệ đến tổng đài miễn phí 18001044 để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia.
- Điều trị tăng đường huyết chọn thuốc tân dược hay thảo dược ?
- 3 nguyên nhân gây đái tháo đường nhiều người đang mắc phải
- Điều trị đái tháo đường thai kỳ vừa khó mà lại vừa dễ
- 7 yếu tố nguy cơ đái tháo đường bạn cần biết đề phòng bệnh
- Bất ngờ với tầm quan trọng của việc khám bàn chân tiểu đường
- Kiến thức y học: cơ chế đái tháo đường theo từng type bệnh
- Hiệp hội đái tháo đường việt nam, lịch sử hình thành và hoạt động
- Đái tháo đường thai kỳ là gì? 6 điều bạn cần phải biết
- Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
- Các loại tiểu đường, xác định đúng loại thì chữa mới hiệu quả
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?
- Hội chứng tăng glucose máu, cẩn thận biến chứng nguy hiểm
Gửi câu hỏi
Tags

7 yếu tố nguy cơ đái tháo đường bạn cần biết đề phòng bệnh

Định nghĩa đái tháo đường, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh tiểu đường bị lở loét có thể dẫn đến cắt cụt chi

Người bệnh tiểu đường sống được bao nhiêu năm ?
.jpg)
Tăng đường huyết có phải là đái tháo đường không ?
