Tăng đường huyết, cẩn thận với những biến chứng nguy hiểm
2646 lượt xemTăng đường huyết có thể chỉ là một biểu hiện sinh lý bình thường khi chúng ta ăn nhiều. Nhưng đó cũng có thể là tình trạng bệnh lý khi đường huyết thường xuyên tăng lên quá cao mà cơ thể không tự điều chỉnh lại được (bệnh tiểu đường).
Nếu tăng đường huyết do bệnh lý thì bạn phải cẩn thận vì nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm !
Như thế nào được gọi là tăng đường huyết
Đường huyết là chỉ số phản ảnh nồng độ của Glucose ở trong máu. Bình thường trong cơ thể của chúng ta đường huyết không cố định và sẽ thay đổi, tăng giảm liên tục nhưng chỉ dao động trong 1 khoảng cho phép, 1 mức độ an toàn. Tụt đường huyết hoặc tăng đường huyết vượt ngưỡng cho phép đều không tốt cho sức khỏe của chúng ta.
Mức độ đường huyết bình thường trong cơ thể của chúng ta là khoảng từ 70 -100 mg/dL hoặc 3,9 - 5,6 mmol/L. Nếu thấp hơn thì được gọi là hạ đường huyết và ngược lại nếu cao hơn thì là tăng đường huyết.
Tăng đường huyết gồm 2 dạng chính là sinh lý và bệnh lý:
Tăng đường huyết do sinh lý
Khi chúng ta ăn các thực phẩm chứa đường, tinh bột sẽ dẫn đến tình trạng tăng đường huyết. Các chất đường bột khi vào trong cơ thể qua quá trình tiêu hóa dưới tác động của các enzym sẽ chuyển hóa thành Glucose. Sau đó glucose sẽ được hấp thu vào máu tại niêm mạc ruột.
Do đó sau khi ăn, đặc biệt nếu ăn nhiều chất đường bột thì chuyện tăng đường huyết hoàn toàn là bình thường. Lúc đó cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng cách tiết ra hormon insulin để làm giảm nồng độ glucose trong máu xuống.
Nhưng nếu đường huyết tăng mà cơ thể không điều hòa lại được về ngưỡng an
toàn thì đó là một bệnh lý với tên gọi tiểu đường hoặc đái tháo đường.
Tiểu đường, bệnh lý tăng đường huyết mạn tính
Căn bệnh này có lẽ không còn quá xa lạ trong xã hội ngày nay vì mức độ phổ biến là rất cao. Tiểu đường là tình trạng tăng đường huyết mạn tính do cơ thể không còn khả năng tiết ra insulin (đái tháo đường type 1), thiếu insulin hoặc lượng insulin tiết ra không đủ đáp ứng với nhu cầu (đái tháo đường type 2).
Khi mắc phải bệnh lý này, nồng độ đường huyết của chúng ta sẽ luôn ở mức cao không thể giảm xuống được. Lúc này bắt buộc phải sử dụng các biện pháp điều trị, thuốc uống để đưa đường huyết trở về mức an toàn.
Nếu không điều trị, đường huyết cao kéo dài sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng !
5 Biến chứng nguy hiểm do tăng đường huyết mạn tính
Biến chứng tim mạch, đột quỵ: tăng đường huyết dẫn đến áp suất, độ nhớt của máu cao. Việc này khiến cho hệ tim mạch hoạt động không tốt dễ lắng đọng cholesterol ở thành mạch tạo ra các mảng xơ vữa. Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim , đột quỵ
Biến chứng nhiễm toan ceton, hôn mê: thường gặp ở người bị tiểu đường type 1.
Do thiếu insulin, glucose sẽ không thể đi vào tế bào để sinh năng lượng, dẫn đến cơ thể sẽ phải huy động acid béo về gan để tạo năng lượng thay thế. Khi đó các chất chuyển hóa thể ceton được tạo ra nhiều khiến cho máu bị nhiễm toan. Nếu tình trạng nặng người bệnh sẽ bị hôn mê, mất nhận thức và thậm chí là tử vong.
Biến chứng trên thận: máu đặc, áp suất cao khiến cho thận phải làm việc vất vả hơn. Nếu tình trạng này kéo dài, duy trì liên tục sẽ dẫn đến suy giảm chức năng
thận, suy thận.
Biến chứng lở loét: Với người tiểu đường, chỉ 1 vết xước nhỏ thôi cũng có thể trở thành những ổ viêm, lở loét nặng. Do tình trạng tăng đường huyết là môi trường thuận lợi để cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển mà gây ra bệnh.
Một số biến chứng khác mà người bệnh có thể gặp phải là: suy giảm thị lực, mắt mờ , đục thủy tinh thể, tê bì chân tay, viêm dây thần kinh…
- Bệnh án đái tháo đường để làm gì? Có quan trọng không?
- Chỉ số đường huyết bình thường và an toàn là bao nhiêu?
- Triệu chứng bệnh tiểu đường ở phụ nữ
- Xét nghiệm đường huyết ở đâu chính xác nhất ?
- Dấu hiệu và cách ngăn ngừa bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường nên ăn gì và kiêng gì?
- Kiểm soát bệnh tiểu đường không khó bạn cần nhớ 5 điều dưới đây
- Đái tháo đường thai kỳ và những điều cần phải biết
- Cách chữa tê bì chân tay ở bệnh nhân tiểu đường
- Khắc phục bệnh tiểu đường với BoniDiabet
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Lượng đường trong máu tăng cao có phải tiểu đường không?
- Hội chứng tăng glucose máu, cẩn thận biến chứng nguy hiểm
Gửi câu hỏi
Tags

6 triệu chứng đường huyết, nên làm gì khi có các biểu hiện này ?

5 dấu hiệu tiểu đường tuýp 1 dễ nhận thấy nhất

Người bệnh tiểu đường nên ăn rau gì? 5 Loại rau củ tốt nhất

Mười loại rau củ tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Những biểu hiện và biến chứng của bệnh án tiểu đường
