Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
20052 lượt xemBệnh tiểu đường có mấy tuýp ? Sự khác nhau của mỗi tuýp là như thế nào ? Cho đến nay có 2 cách phân loại bệnh tiểu đường được sử dụng nhiều nhất là cách phân loại truyền thống và cách phân loại mới theo Trung tâm đái tháo đường Đại học Lund, Đại học Skane (Thụy Điển), Viện y học phân tử Phần Lan. Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về từng cách phân loại ở bài viết dưới đây nhé !
Tiểu đường có mấy tuýp ? Cách phân loại truyền thống
Theo cách phân loại truyền thống thì bệnh tiểu đường được chia ra làm 3 dạng chính là tuýp 1, tuýp 2 và tuýp 3 hay đái tháo đường thai kỳ. Cách phân loại này hiện nay vẫn được áp dụng phổ biến và có nhiều ảnh hưởng quan trọng trong quá trình điều trị căn bệnh rối loạn chuyển hóa nội tiết mạn tính này.
Tiểu đường tuýp 2
Chúng ta sẽ nói về tuýp 2 trước vì đây là trường hợp phổ biến nhất chiếm đến 90% trên tổng số người mắc bệnh tiểu đường. Loại tiểu đường này thường gặp ỏ những người từ độ tuổi trung niên đến người cao tuổi, người có cơ địa béo phì, người thường xuyên ăn uống sinh hoạt không lành mạnh. Cơ chế hình thành tuýp 2 được cho là lượng insulin trong cơ thể không đủ để đáp ứng lại với nồng độ đường cao trong máu hoặc do cơ chế kháng insulin. Đây là bệnh mạn tính mà khởi phát âm thầm, từ từ và chỉ đến khi xuất hiện một biến chứng nào đó thì người bệnh mới phát hiện được.
Tiểu đường tuýp 1
Ngược lại với tuýp 2 thì người mắc tiểu đường tuýp 1 có độ tuổi còn rất trẻ thường ít hơn 30 tuổi. Tỷ lệ người mắc tuýp 1 chiếm khoảng 5-10 trên tổng số người bệnh tiểu đường. Bản chất của loại tiểu đường này là tình trạng thiếu hụt
insulin “tuyệt đối” do những tế bào Beta đảo tụy (có vai trò chính là điều tiết insulin) bị tổn thương và không còn khả năng hoạt động. Về cơ chế bệnh sinh thì được cho là quá trình tự miễn khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào tuyến tụy thay vì các yếu tố bên ngoài.
Tiểu đường tuýp 3 (tiểu đường thai kỳ)
Đây là một trường hợp đặc biệt của bệnh đái tháo đường. Thể bệnh này chỉ xảy ra trong thời kỳ mang bầu của chị em phụ nữ. Nguyên nhân tuy chưa được xác định rõ ràng nhưng chủ yếu do sự thay đổi hormon nội tiết cùng chế độ ăn uống thiếu khoa học của mẹ dẫn đến giảm sự nhạy cảm của insulin với tế bào đích. Sau khi sinh em bé thì tiểu đường khi kỳ sẽ tự khỏi nhưng cần phải lưu ý là nguy cơ trở thành tuýp 2 mạn tính sẽ rất lớn nếu như các mẹ không giữ gìn lối sống sinh hoạt, ăn uống phù hợp về sau.
Tiểu đường có mấy tuýp ? Cách phân loại mới nhất
Cách phân loại tiểu đường mới nhất này là nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trung tâm đái tháo đường Đại học Lund, Đại học Skane (Thụy Điển) kết hợp với Viện y học phân tử Phần Lan. Sau khi nghiên cứu và khảo sát kỹ lưỡng trên số lượng lớn người bệnh đái tháo đường (khoảng 15000 người) thì các nhà khoa học đã đi đến kết luận về 5 nhóm tiểu đường được phân loại. Đó là:
+ Nhóm 1: với mức độ được coi là nặng và nguy hiểm nhất khi mà người bệnh tiểu đường do các yếu tố miễn dịch của cơ thể tấn công tuyến tụy, khiến cho chúng không thể sản xuất ra được insulin nữa. Nhóm bệnh này khá giống với loại tiểu đường tuýp 1 ở trên.
+ Nhóm 2: trường hợp này cũng thiếu insulin nặng nhưng không phải do các yếu tố miễn dịch tấn công, thường gặp ở những người trẻ tuổi.
+ Nhóm 3: loại tiểu đường này với cơ chế bệnh sinh chính là sự kháng insulin. Tuy tuyến tụy vẫn hoạt động bình thường và tiết ra insuli nhưng do độ nhạy cảm của insulin với cơ quan đích đã bị giảm xuống nên không đạt được hiệu quả điều hòa đường huyết nữa.
+ Nhóm 4: đây là thể tiểu đường nhẹ thường gặp ở những người bị béo phì do thiếu insulin tương đối. Điều trị bệnh loại này cần kết hợp với chế độ ăn uống và tập luyện thường xuyên.
+ Nhóm 5: nhóm người bệnh này được coi là tiểu đường do tuổi tác. Hầu như người mắc phải tiểu đường là người cao tuổi do chức năng của các cơ quan bộ phận trong cơ thể bị lão hóa, suy giảm chức năng.
- Mướp đắng món ăn và bài thuốc kỳ diệu giúp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
- 6 triệu chứng đường huyết, nên làm gì khi có các biểu hiện này ?
- Bệnh học tiểu đường và những kiến thức quan trọng, cấp thiết nhất
- Mắc bệnh tiểu đường vẫn sống khỏe tới 80 tuổi
- Tiểu đường loại 2 - Tiến triển nặng của tiểu đường loại 1?
- Mắc đái tháo đường thai kỳ, bệnh lý nguy hiểm cho cả mẹ và bé
- Bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
- Tiểu đường tuýp 2 có nguy hiểm không? 5 biến chứng đáng sợ nhất
- Khám tiểu đường ở đâu uy tín và chính xác nhất ?
- Người bị tiểu đường không nên ăn gì? Các loại đồ ăn cần tránh xa
Bài đọc nhiều nhất
- Lượng đường trong máu bao nhiêu là tốt nhất ?
- 10 loại rau củ tốt cho bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường có được ăn lạc không?
- Bệnh tiểu đường nên ăn hoa quả gì? 10 loại trái cây ít đường tốt nhất
- Bệnh tiểu đường giai đoạn đầu: Nhận biết sớm, điều trị dễ dàng
- Tiểu đường có mấy tuýp? Các cách phân loại bệnh tiểu đường
- Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
- Bệnh tiểu đường gây yếu sinh lý, nguyên nhân và cách khắc phục
- Lượng đường trong máu tăng cao có phải tiểu đường không?
- Rối loạn đường huyết lúc đói có phải là bệnh lý không ?
Gửi câu hỏi
Tags

Người bệnh tiểu đường có ăn chuối được không ?

Chuyện yêu nguội lạnh ở nam giới mắc bệnh tiểu đường

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Chỉ số đường huyết cao có phải bị tiểu đường không

Lợi ích của trái bơ với người bệnh tiểu đường
